Kiến trúc, đặc biệt là những công trình lịch sử, là những viên ngọc quý của di sản văn hóa nhân loại. Chúng kể những câu chuyện về quá khứ, về tài năng và tầm nhìn của các thế hệ đi trước. Tuy nhiên, thời gian, thiên tai và những biến cố bất ngờ luôn rình rập, đe dọa sự tồn tại của những kiệt tác này. Chính vì vậy, việc lưu trữ những dữ liệu để phục vụ cho công tác khôi phục lại chúng là điều vô cùng quan trọng
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một câu chuyện đầy cảm hứng đã diễn ra khi các kỹ sư đã dùng công nghệ hiện đại để giúp một chú chim mòng biển bị thương. Với sự trợ giúp của máy scan 3D và máy in 3D, họ đã sản xuất thành công đôi chân nhân tạo, mang đến cho chú mòng biển này niềm hy vọng mới và cơ hội thứ hai để sống cuộc đời tự do.
Tháng 9 năm 2021, một phát hiện chấn động đã làm xôn xao giới khảo cổ: bộ xương hoàn chỉnh của một chú khủng long non từ kỷ Jura sớm, khoảng 190 triệu năm tuổi, đã lộ diện tại Lufeng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sự kiện khai quật hóa thạch này không chỉ thu hút sự chú ý của toàn thế giới mà còn được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ghi lại trực tiếp trong chương trình 7 ngày mang tên "Trở lại Kỷ Jura - Khai quật khoa học hóa thạch khủng long Lufeng, Vân Nam".
Hệ thống có thể nhận diện được khuôn mặt khi người dùng đeo khẩu trang thông qua việc tập trung vào những phần không bị che khuất trên gương mặt như mắt và các vùng xung quanh để xác nhận danh tính.
Tập đoàn công nghệ NEC của Nhật Bản mới đây đã triển khai hệ thống nhận diện khuôn mặt có thể xác định được cả những người đeo khẩu trang. Công nghệ này nhằm thích ứng với tình trạng "bình thường mới" khi việc người dân che mặt đã trở thành biện pháp phòng dịch then chốt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành.
Trước đó, NEC đã nỗ lực nghiên cứu phát triển hệ thống giúp đáp ứng nhu cầu của những người thường xuyên phải đeo khẩu trang do bị dị ứng, một thói quen phổ biến tại Nhật Bản. Đại dịch COVID-19 đã khiến hãng NEC phải đẩy nhanh công tác nghiên cứu.
Trợ lý Giám đốc bộ phận nền tảng số của NEC Shinya Takashima nhấn mạnh nhu cầu này ngày càng gia tăng trong tình hình đại dịch do tình trạng khẩn cấp kéo dài vào năm ngoái. Ông nhấn mạnh công nghệ nhận diện không chạm đã trở nên cực kỳ quan trọng do ảnh hưởng của đại dịch, đồng thời bày tỏ hy vọng công nghệ mới này sẽ góp phần đảm bảo an toàn và giúp người dùng an tâm khi sử dụng.
Hiện NEC đã giới thiệu công nghệ trên ra thị trường. Theo đó, hệ thống có thể nhận diện được khuôn mặt khi người dùng đeo khẩu trang thông qua việc tập trung vào những phần không bị che khuất trên gương mặt như mắt và các vùng xung quanh để xác nhận danh tính.
Điều này đòi hỏi người dùng phải đăng ký hình ảnh của họ từ trước. Theo NEC, việc xác minh danh tính mất chưa đến một giây và có độ chính xác lên tới hơn 99,9%. Hệ thống trên có thể được sử dụng tại các cổng an ninh tại các tòa nhà văn phòng và các cơ sở khác.
NEC từ chối tiết lộ giá sản phẩm và đang đặt mục tiêu đạt doanh thu 100 tỷ yen (970 triệu USD) trong tài khóa 2021 về mảng kinh doanh phân tích sinh trắc học và video, bao gồm cả các hệ thống nhận diện khuôn mặt.
Hệ thống này đã được bán ra thị trường vào tháng 10/2020. Khách hàng của NEC gồm Hãng hàng không Lufthansa và Hãng hàng không quốc tế Thụy Sĩ.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt cho phép người dùng không cần mang thẻ an ninh, vốn có thể dễ bị mất hoặc đánh cắp, đồng thời ngăn ngừa vi trùng lây lan qua việc tiếp xúc vào bề mặt.
Nguồn: Chinhphu.vn
(84) 896 555 247