Kiến trúc, đặc biệt là những công trình lịch sử, là những viên ngọc quý của di sản văn hóa nhân loại. Chúng kể những câu chuyện về quá khứ, về tài năng và tầm nhìn của các thế hệ đi trước. Tuy nhiên, thời gian, thiên tai và những biến cố bất ngờ luôn rình rập, đe dọa sự tồn tại của những kiệt tác này. Chính vì vậy, việc lưu trữ những dữ liệu để phục vụ cho công tác khôi phục lại chúng là điều vô cùng quan trọng
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một câu chuyện đầy cảm hứng đã diễn ra khi các kỹ sư đã dùng công nghệ hiện đại để giúp một chú chim mòng biển bị thương. Với sự trợ giúp của máy scan 3D và máy in 3D, họ đã sản xuất thành công đôi chân nhân tạo, mang đến cho chú mòng biển này niềm hy vọng mới và cơ hội thứ hai để sống cuộc đời tự do.
Tháng 9 năm 2021, một phát hiện chấn động đã làm xôn xao giới khảo cổ: bộ xương hoàn chỉnh của một chú khủng long non từ kỷ Jura sớm, khoảng 190 triệu năm tuổi, đã lộ diện tại Lufeng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sự kiện khai quật hóa thạch này không chỉ thu hút sự chú ý của toàn thế giới mà còn được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ghi lại trực tiếp trong chương trình 7 ngày mang tên "Trở lại Kỷ Jura - Khai quật khoa học hóa thạch khủng long Lufeng, Vân Nam".
Trong dự án thử nghiệm WPS Analytics – có các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực sản xuất, quản lý đổi mới, lập kế hoạch, số hoá và IT tham gia, trí thông minh nhân tạo (AI) được sử dụng để tự động phát hiện các hiện tượng bất thường liên quan đến chất lượng trong thời gian thực.
Chất lượng luôn là một trong những trọng điểm trong DNA của Audi, và cũng là mục tiêu của dự án thử nghiệm ra mắt năm ngoái ở nhà máy Neckarsulm nhằm kiểm tra khả năng thực hiện hàn điểm chính xác trong sản xuất khối lượng lớn. Các đối tác của Tập đoàn Volkswagen trong dự án này – là một phần của dự án Đám mây Công nghiệp – sẽ được triển khai ở nhiều nhà máy khác, bao gồm Siemens và Amazon Web Services.
Thân xe như Audi A6 cần có khoảng 5.300 mối hàn điểm. Cho đến nay, chất lượng hàn thường được các kỹ thuật viên kiểm soát thủ công bằng siêu âm theo phương pháp phân tích ngẫu nhiên. Trong dự án thử nghiệm WPS Analytics – có các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực sản xuất, quản lý đổi mới, lập kế hoạch, số hoá và IT tham gia, trí thông minh nhân tạo (AI) được sử dụng để tự động phát hiện các hiện tượng bất thường liên quan đến chất lượng trong thời gian thực.
Dự Án Thử Nghiệm WPS Analytics
Đội ngũ WPS Analytics được dẫn dắt bởi Mathias Mayer và Andreas Rieker. Michael Haeffner, Trưởng bộ phận Kỹ thuật Số hoá Sản xuất và Hậu cần Quản lý Giao hàng của AUDI AG cho biết, “Mục tiêu của chúng tôi là thử nghiệm và phát triển các giải pháp số cho ngành sản xuất xe trong giai đoạn sản xuất hàng loạt. Với việc sử dụng AI, chúng tôi đang thử nghiệm một công nghệ cực kỳ quan trọng đưa Audi và khu vực tiến tới tương lai.”
Hệ thống gồm một thuật toán, một giao diện người dùng (dạng dashboard) và một ứng dụng để phân tích sâu hơn. Mục tiêu của dự án này là giúp thuật toán tính được gần 100% các điểm hàn đã lập, còn mục tiêu lâu dài là kiểm soát tự động và không ngừng tối ưu chất lượng các quy trình hàn.
Trí Thông Minh Nhân Tạo Trong Sản Xuất
“Thuật toán hoạt động như một công cụ blueprint cho các ứng dụng chuyên sâu liên quan đến sản xuất, giúp cải tiến các giải pháp số hiện nay, như bảo trì dự đoán chẳng hạn.” Mayer giải thích. Ông đã làm việc về ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong sản xuất của Audi được khoảng 5 năm.
Công ty ở Ingolstadt hiện đang đi đầu trong việc phát triển dự án thử nghiệm này trong dự án Đám mây Công nghiệp của Tập đoàn Volswagen, tập hợp dữ liệu sản xuất từ tất cả các nhà máy của Tập đoàn trên khắp thế giới, với mục tiêu chính là nâng cao hiệu suất và giảm bớt chi phí. Mỗi nhà máy được kết nối qua đám mây có thể tải các ứng dụng và bản cập nhật cho máy móc và hệ thống của mình, tương tự cửa hàng ứng dụng, nhằm gia tăng hiệu suất của quy trình sản xuất.
Tổng Hợp Qua Đám Mây Công Nghiệp
Trải nghiệm với ‘WPS Analytics’ ở Neckarsulm tỏ ra rất hữu ích tại nhà máy của Volswagen ở Emden, tại đây hàn điểm được điều khiển bằng các thuật toán dựa trên các kinh nghiệm đúc rút từ các dự án được nạp vào Đám mây Công nghiệp. Ở Ingolstadt, Audi đang triển khai một ứng dụng chuyên sâu hơn, sử dụng thuật toán nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cho xưởng ép. Trí thông minh nhân tạo sẽ được sử dụng để phát hiện các dạng lỗi như các vết nứt nhỏ trên thân xe.
Dự án này cũng là một phần trong dự án Sáng Chế Ô Tô 2025 (Automotive Initiative 2025 – AI25), sáng kiến kết nối các đối tác trong thế giới học thuật và ngành IT cùng chung tay xây dựng nhà máy, và đưa ngành sản xuất và hậu cần phát triển linh hoạt hơn, thông minh hơn nhờ số hoá. Ngày nay, một số công nghệ cải tiến đang thực sự giúp ích cho người lao động, giải phóng họ khỏi vô số những công việc tay chân tốn sức và nhàm chán.
Cập nhật thêm kiến thức về quản lý chất lượng qua tạp chí Quality Mastery: https://qualitymastery.v-proud.vn/
Tham khảo các giải pháp quản lý chất lượng tại website: v-proud.vn/sanpham và Doluongcongnghiep.vn
Nguồn: AUDI AG.
(84) 896 555 247