Tin tức
Bài viết gần đây
Scan 3D: Công cụ cách mạng trong số hóa kiến trúc và bảo tồn di sản
Scan 3D: Công cụ cách mạng trong số hóa kiến trúc và bảo tồn di sản 04/07/2025

Kiến trúc, đặc biệt là những công trình lịch sử, là những viên ngọc quý của di sản văn hóa nhân loại. Chúng kể những câu chuyện về quá khứ, về tài năng và tầm nhìn của các thế hệ đi trước. Tuy nhiên, thời gian, thiên tai và những biến cố bất ngờ luôn rình rập, đe dọa sự tồn tại của những kiệt tác này. Chính vì vậy, việc lưu trữ những dữ liệu để phục vụ cho công tác khôi phục lại chúng là điều vô cùng quan trọng

​​​​​​​Scan 3D hồi sinh sự sống: Chế tạo chân giả cho chim mòng biển bị thương
​​​​​​​Scan 3D hồi sinh sự sống: Chế tạo chân giả cho chim mòng biển bị thương 04/07/2025

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một câu chuyện đầy cảm hứng đã diễn ra khi các kỹ sư đã dùng công nghệ hiện đại để giúp một chú chim mòng biển bị thương. Với sự trợ giúp của máy scan 3D và máy in 3D, họ đã sản xuất thành công đôi chân nhân tạo, mang đến cho chú mòng biển này niềm hy vọng mới và cơ hội thứ hai để sống cuộc đời tự do.

Từ hóa thạch đến hiện thực: Hồi sinh khủng long 190 triệu năm bằng Scan 3D
Từ hóa thạch đến hiện thực: Hồi sinh khủng long 190 triệu năm bằng Scan 3D 04/07/2025

Tháng 9 năm 2021, một phát hiện chấn động đã làm xôn xao giới khảo cổ: bộ xương hoàn chỉnh của một chú khủng long non từ kỷ Jura sớm, khoảng 190 triệu năm tuổi, đã lộ diện tại Lufeng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Sự kiện khai quật hóa thạch này không chỉ thu hút sự chú ý của toàn thế giới mà còn được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ghi lại trực tiếp trong chương trình 7 ngày mang tên "Trở lại Kỷ Jura - Khai quật khoa học hóa thạch khủng long Lufeng, Vân Nam".

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC

07/01/2021 3911

QCVN 24:2016/BYT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh lao động biên soạn, Cục Quản lý môi trường y tế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 24/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ TIẾNG ỒN - MỨC TIẾP XÚC CHO PHÉP TIẾNG ỒN TẠI NƠI LÀM VIỆC

National Technical Regulation on Noise - Permissible Exposure Levels of Noise in the Workplace

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn tại nơi làm việc.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có các hoạt động gây ra tiếng ồn tại nơi làm việc tác động đến thính lực người lao động.

Quy chuẩn này không áp dụng cho người làm việc sử dụng tai nghe.

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

1. Mức tiếp xúc cho phép với tiếng ồn của người lao động tại nơi làm việc không vượt quá các giá trị quy định tại bảng 1.

Bảng 1. Giới hạn cho phép mức áp suất âm theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn

Giới hạn cho phép mức áp suất âm tương đương (LAeq) - dBA

8 giờ

85

4 giờ

88

2 giờ

91

1 giờ

94

30 phút

97

15 phút

100

7 phút

103

3 phút

106

2 phút

109

1 phút

112

30 giây

115

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động quy định tại bảng 2.

Bảng 2. Giới hạn cho phép mức áp suất âm tại các vị trí lao động ở các dải ốc ta

Vị trí lao động

Mức áp suất âm chung hoặc tương đương không quá (dBA)

Mức áp suất âm ở các dải ốc ta với tần số trung tâm (Hz) không vượt quá (dB)

63

125

250

500

1000

2000

4000

8000

1. Tại vị trí làm việc, lao động, sản xuất trực tiếp

85

99

92

86

83

80

78

76

74

2. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, các phòng thiết bị máy có nguồn ồn.

80

94

87

82

78

75

73

71

70

3. Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ.

70

87

79

72

68

65

63

61

59

4. Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch.

65

83

74

68

63

60

57

55

54

5. Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống kê, lập chương trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm.

55

75

66

59

54

50

47

45

43

Trong mọi thời điểm khi làm việc, mức áp âm cực đại (Max) không vượt quá 115 dBA.

3. Trang bị bảo hộ cá nhân: Tại nơi làm việc, nếu chưa thực hiện được các giải pháp giảm mức áp suất âm xuống dưới 85 dBA thì phải thực hiện chế độ bảo vệ thính lực cho người lao động. Trang bị bảo vệ thính lực cho người lao động phải đạt yêu cầu ở bảng 3.

Bảng 3. Yêu cầu trang bị cá nhân bảo vệ thính lực

Mức áp âm (dBA)

Hiệu suất giảm ồn của trang bị bảo vệ thính lực (dBA)

<90

10-13

Từ 90 đến <95

14-17

Từ 95 đến <100

18-21

Từ 100 đến <105

22-25

Từ 105 đến <110

≥ 26

4. Trường hợp tiếp xúc với các mức áp suất âm khác nhau trong một ca làm việc: Tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn không được vượt quá 1 và được tính theo công thức sau:

D = [C1/T1 + C2/T2 + ... + Cn/Tn] ≤ 1

Trong đó:

D là tổng mức tiếp xúc với tiếng ồn trong ngày làm việc.

C1, C2 ,…. Cn là khoảng thời gian tiếp xúc thực tế thứ 1, 2,...n tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian đó.

T1, T2 …. Tn là khoảng thời gian tiếp xúc cho phép tương ứng với mức tiếng ồn thực tế đo được trong khoảng thời gian C1, C2, ….Cn.

III. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

Đo tiếng ồn nơi làm việc theo các phương pháp sau:

1. TCVN 9799:2013 (ISO 9612:2009) Âm học - Xác định mức tiếp xúc tiếng ồn nghề nghiệp - Phương pháp kỹ thuật.

2. Phương pháp 1910.95 App G (OSHA - Monitoring noise levels).

IV. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

1. Các cơ sở có người lao động tiếp xúc với tiếng ồn phải định kỳ tổ chức đo kiểm tra tiếng ồn nơi làm việc tối thiểu 1 lần/năm và theo các quy định của Bộ luật lao động, Luật an toàn, vệ sinh lao động.

2. Người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động phù hợp với môi trường làm việc.

3. Nếu tiếng ồn nơi làm việc vượt mức giới hạn cho phép, người sử dụng lao động phải thực hiện ngay các giải pháp cải thiện điều kiện lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho tiêu chuẩn về tiếng ồn trong Tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn, triển khai và tổ chức việc thực hiện quy chuẩn này.

3. Căn cứ thực tiễn yêu cầu quản lý, Cục Quản lý môi trường y tế có trách nhiệm kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

4. Trong trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế về tiếng ồn được viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo quy định tại văn bản mới.

 

Nguồn: kiemdinhvietnam.v​n


Zalo

(84) 896 555 247