Ngành sản xuất máy bay tại Vương quốc Anh đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu này, tổ hợp gia công trục bánh và mặt bích (hub and flange cell) của Dunlop Aerospace đã đầu tư vào 3 máy CNC quan trọng trong giai đoạn 1998–2000, đồng thời trang bị hệ thống đầu dò Renishaw. Việc này giúp tăng tính ổn định của quy trình và giảm đáng kể thời gian gia công.
Thước cặp là một loại thiết bị rất phổ biến trong nhóm ngành công nghiệp, kĩ thuật. Ứng dụng cơ bản nhất của thước cặp chính là phục vụ đo kiểm trong các nguyên công từ thô đến tinh của ngành công nghiệp chế tạo sản xuất. Ngoài ra, thước cặp cũng được sử dụng trong các phòng kiểm tra, quản lý chất lượng như QA,QC,KCS của các nhà máy cũng như trong môi trường nghiên cứu học thuật hoặc DIY.
Công nghệ scan 3D từ lâu đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhưng người ta thường chỉ liên tưởng nó với những ứng dụng trong sản xuất máy móc, mô hình, đồ họa,... Thực chất, công nghệ này cũng giúp ích rất nhiều cho y khoa. Có thể nói đó là một trong những bước tiến vượt bậc của nhân loại trong hành trình chiến đấu với bệnh tật và tử thần để giành lại cuộc đời cho người khác. Cùng điểm danh những ứng dụng của công nghệ này trong ngành y học hiện đại:
Sáng 31/3, Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức ra mắt Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo (AI). Trung tâm này được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp với sự chung tay của Đại học Bách khoa Hà Nội và Tập đoàn NAVER (Hàn Quốc).
Các đại biểu cắt băng khánh thành - Ảnh: VnExpress
PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trong dài hạn, Trung tâm sẽ là nơi kết nối các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực AI trong nước và thế giới để triển khai các nghiên cứu cơ bản, tạo ra các công nghệ lõi "made in Vietnam". Trung tâm cũng chú trọng phát triển ứng dụng AI trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và phát triển cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.
Được thành lập theo mô hình trung tâm nghiên cứu quốc tế hỗn hợp, theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội và đơn vị đối tác, Tập đoàn NAVER (Hàn Quốc), sẽ cùng đầu tư xây dựng và vận hành Trung tâm vì mục đích phát triển nghiên cứu nền tảng chuyên sâu và đào tạo nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực AI.
Hiện Trung tâm có hơn 50 nhà khoa học của Đại học Bách khoa Hà Nội và một số chuyên gia đến từ các trường, viện và tập đoàn công nghệ trong các lĩnh vực liên quan đến AI và ứng dụng, như: Học máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, tối ưu hóa, mạng thông minh, tin học y sinh, công nghệ phần mềm thông minh... GS. Hồ Tú Bảo, một trong những nhà khoa học người Việt có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Trí tuệ Nhân tạo và Học máy được bổ nhiệm làm Giám đốc Khoa học của Trung tâm.
Theo GS.Hồ Tú Bảo, môi trường số đang tạo ra cơ hội vô giá, "cơ hội cuối cùng" để đất nước phát triển, nơi cần những trung tâm khoa học giỏi, làm chủ được các công nghệ quan trọng (một trong đó là AI) và có khát vọng cống hiến. "Trung tâm AI này là một trung tâm như vậy", ông nói.
Việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về Trí tuệ nhân tạo là một phần của Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng AI trong khu vực ASEAN cũng như trên thế giới.
Để làm được điều này, Việt Nam phải xây dựng được 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực, phát triển 3 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao. Ngoài ra, các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước phải có khả năng két nối để tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ AI.
Nguồn: Chinhphu.vn
(84) 896 555 247