Đồng hồ so (Indicator/Round type dial gauge) là dụng cụ đo được gắn trên đầu đo của thước đo cao hoặc giá đỡ để đo độ thẳng, độ đảo hướng kính của mặt trong, độ phẳng, độ song song của khe, rãnh,... Đồng hồ so có rất nhiều ứng dụng đo độ vuông góc, độ côn, độ đảo, độ lệch của các công trình, sản phẩm. Nhờ vào độ sai số thấp, độ chính xác gần như tuyệt đối, đồng hồ so được dùng nhiều đối với các vị trí yêu cầu độ nhạy cảm cao.
Đồng hồ so là một trong những thiết bị đo kiểm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cũng như các khu công nghiệp. Vậy có những loại đồng hồ so nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau?
Panme đo ngoài là một trong những thiết bị đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, các khu công nghiệp. Nó giúp người dùng giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho tới bước sản xuất cuối cùng để tạo ra sản phẩm. Việc hiệu chuẩn panme đo ngoài định kì sẽ giúp cho người sử dụng an tâm hơn và hạn chế được các rủi ro về sai lệch trong khâu sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo đó, 4 lĩnh vực ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gồm:
1- Công nghệ số;
2- Vật lý;
3- Công nghệ sinh học;
4- Năng lượng và môi trường.
Cụ thể, Danh mục công nghệ ưu tiên của từng lĩnh vực như sau:
Lĩnh vực công nghệ số: Trí tuệ nhân tạo; internet vạn vật; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ chuỗi khối; điện toán đám mây, điện toán lưới, điện toán biên; điện toán lượng tử; công nghệ mạng thế hệ sau; thực tại ảo, thực tại tăng cường, thực tại trộn; công nghệ an ninh mạng thông minh, tự khắc phục và thích ứng; bản sao số; công nghệ mô phỏng nhà máy sản xuất; nông nghiệp chính xác.
Lĩnh vực vật lý: Robot tự hành, robot cộng tác, phương tiện bay không người lái, phương tiện tự hành dưới nước; in 3D tiên tiến; công nghệ chế tạo vật liệu nano, thiết bị nano; công nghệ chế tạo vật liệu chức năng; công nghệ thiết kế, chế tạo vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ; công nghệ ánh sáng và quang tử.
Lĩnh vực công nghệ sinh học: Sinh học tổng hợp; công nghệ thần kinh; tế bào gốc; công nghệ Enzyme; tin sinh học; chip sinh học và cảm biến sinh học; y học tái tạo và kỹ thuật tạo mô; công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới.
Lĩnh vực năng lượng và môi trường: Công nghệ chế tạo pin nhiên liệu; công nghệ tổng hợp nhiên liệu sinh học tiên tiến; năng lượng Hydrogen; quang điện; công nghệ lưu trữ năng lượng tiên tiến; công nghệ tiên tiến trong thăm dò, thu hồi dầu và khí; thu thập và lưu trữ các bon; năng lượng vi mô; công nghệ tua bin gió tiên tiến; công nghệ năng lượng địa nhiệt, năng lượng đại dương và năng lượng sóng; lưới diện thông minh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức liên quan căn cứ Quyết định này và các quy định khác của pháp luật liên quan để định hướng, ưu tiên bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ.
Nguồn: Chinhphu.vn
(84) 896 555 247