Đồng hồ so (Indicator/Round type dial gauge) là dụng cụ đo được gắn trên đầu đo của thước đo cao hoặc giá đỡ để đo độ thẳng, độ đảo hướng kính của mặt trong, độ phẳng, độ song song của khe, rãnh,... Đồng hồ so có rất nhiều ứng dụng đo độ vuông góc, độ côn, độ đảo, độ lệch của các công trình, sản phẩm. Nhờ vào độ sai số thấp, độ chính xác gần như tuyệt đối, đồng hồ so được dùng nhiều đối với các vị trí yêu cầu độ nhạy cảm cao.
Đồng hồ so là một trong những thiết bị đo kiểm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cũng như các khu công nghiệp. Vậy có những loại đồng hồ so nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau?
Panme đo ngoài là một trong những thiết bị đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, các khu công nghiệp. Nó giúp người dùng giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho tới bước sản xuất cuối cùng để tạo ra sản phẩm. Việc hiệu chuẩn panme đo ngoài định kì sẽ giúp cho người sử dụng an tâm hơn và hạn chế được các rủi ro về sai lệch trong khâu sản xuất.
Theo Daily Mail, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Tsukuba đã tiến hành cấy ghép các vi mạch điều khiển lên loài gián Madagascar, cho phép điều hướng loài côn trùng này di chuyển trên tường hay trên sàn nhà - những nơi mà các loại robot khác khó có thể tiếp cận được.
Được gọi là "Calmbot", những con gián sẽ được lắp đặt thêm các điện cực, chip ăng ten, pin mà bảng pixel đóng vai trò màn hình trên lưng. Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v
Chân dung của các con gián cyborg - nửa gián nửa máy.
Trong hàng sa số loài gián đang tồn tại trên Trái Đất, gián Madagascar được nhóm nghiên cứu lựa chọn vì khả năng vận động linh hoạt, có thể tự phục hồi, cùng khả năng tìm chỗ ẩn náu thuộc dạng thượng thừa. Khi hoàn thành xong nhiệm vụ được giao, những con gián sẽ chủi lủi tại những khu vực tối tăm để ‘ngủ nghỉ’, trước khi được gọi lại khi chúng ta có nhu cầu.
"Trong tương lai, chúng sẽ bất chợt xuất hiện từ đâu đó mà chúng ta không hề hay biết, hoàn thành nhiệm vụ của chúng và sau đó tiếp tục biến mất".
Những con gián sẽ được lắp đặt thêm các điện cực, chip ăng ten, pin mà bảng pixel đóng vai trò màn hình trên lưng.
Được biết, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng điều khiển gián cyborg di chuyển trên tường, xuyên ra thảm hoặc sàn nhà bằng một dây cáp, vốn được gắn vào thân con gián. Để có thể điều khiển nhiều con gián cyborg cùng lúc, nhóm nghiên cứu đã phát triển phương pháp kiểm soát dựa trên nguyên tắc hoạt động của kiến thợ trong bầy kiến".
'Khi xuất hiện những con gián mất kiểm soát, chúng tôi đã sử dụng những con gián thay thế để tiếp tục nhiệm vụ đang diễn ra".
Một đoạn video của dự án cho thấy những con côn trùng chạy nháo nhào quanh một ngôi nhà, trong khi di chuyển một chiếc hộp từ bên này sang bên kia của căn phòng.
Không chỉ các nhà khoa học Nhật Bản, hiện tại, một nhóm kỹ sư khác của Mỹ cũng đang nghiên cứu gián cyborg từ năm 2014 để sử dụng cho các nhiệm vụ do thám và bước tiếp theo là kiểm soát một "đội quân" gián cùng một lúc. Theo đó, các kỹ sư điện tại Đại học Bang North Carolina tin rằng gián cyborg có thể được sử dụng để khảo sát các khu vực con người không thể tiếp cận, đơn cử như nhiệm vụ tìm kiếm những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Nguồn: khoahoc.tv
(84) 896 555 247