Đồng hồ so (Indicator/Round type dial gauge) là dụng cụ đo được gắn trên đầu đo của thước đo cao hoặc giá đỡ để đo độ thẳng, độ đảo hướng kính của mặt trong, độ phẳng, độ song song của khe, rãnh,... Đồng hồ so có rất nhiều ứng dụng đo độ vuông góc, độ côn, độ đảo, độ lệch của các công trình, sản phẩm. Nhờ vào độ sai số thấp, độ chính xác gần như tuyệt đối, đồng hồ so được dùng nhiều đối với các vị trí yêu cầu độ nhạy cảm cao.
Đồng hồ so là một trong những thiết bị đo kiểm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cũng như các khu công nghiệp. Vậy có những loại đồng hồ so nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau?
Panme đo ngoài là một trong những thiết bị đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, các khu công nghiệp. Nó giúp người dùng giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho tới bước sản xuất cuối cùng để tạo ra sản phẩm. Việc hiệu chuẩn panme đo ngoài định kì sẽ giúp cho người sử dụng an tâm hơn và hạn chế được các rủi ro về sai lệch trong khâu sản xuất.
Panme đo ngoài là một trong những thiết bị đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, các khu công nghiệp. Nó giúp người dùng giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho tới bước sản xuất cuối cùng để tạo ra sản phẩm. Việc hiệu chuẩn panme đo ngoài định kì sẽ giúp cho người sử dụng an tâm hơn và hạn chế được các rủi ro về sai lệch trong khâu sản xuất.
Panme đo ngoài là một công cụ đo lường chuyên dụng dùng để đo kích thước của vật thể, có thể có dạng hình trụ, hình ống hoặc hình chữ nhật. Nó có khả năng đo chính xác tới từng micromet. Thiết bị này được đánh giá là sở hữu nhiều ưu điểm hơn các loại công cụ đo lường khác vì tính tiện lợi cũng như giá cả phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
Panme đo ngoài có hai loại là cơ khí và điện tử. Tùy vào nhu cầu sử dụng, có thể chọn lựa loại panme phù hợp.
Cấu tạo của panme gồm: đầu đo tĩnh, đầu đo di động, thước chính, thước phụ, tay xoay/ núm vặn, chốt khó/ vít hãm và khung.
Được ưa chuộng bởi tính chính xác cao và sự tiện lợi của mình, panme đo ngoài được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: cơ khí chế tạo, tiêu chuẩn chất lượng, sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sửa chữa bảo trì,...
Vì hoạt động trong môi trường nhà xưởng nên panme cần được bảo quản đúng cách để giữ được độ chính xác trong quá trình đo.
Một số lưu ý khi bảo quản panme:
✅Lau sạch mọi vật thể trước khi đo bằng panme
✅Tuyệt đối không dùng panme khi vật thể chưa ngừng chuyển động
✅Không sử dụng panme đo các vật thể thô, các vật thể bụi bẩn.
✅Không vặn ống vặn của thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo
✅Hạn chế lấy panme ra khỏi vị trí đo khi đang đọc kích thước.
✅Tránh để panme ở nơi nhiều bụi, ẩm mốc khiến thiết bị bị mài mòn hoặc bị gỉ sét.
Phương tiện tham gia hiệu chuẩn: Bộ căn mẫu chuẩn, bộ kính phẳng song song, thiết bị cần hiệu chuẩn.
Thao tác chuẩn bị:
Tiến hành kiểm tra, đo lường:
Bước 1: Xác định độ không phẳng của mặt đo:
Đặt sát tấm kính phẳng vào từng mặt đo của thước vặn, sao cho số vân giao thoa xuất hiện ít nhất và đếm số vân giao thoa.
Nếu các vân giao thoa là những đường vòng cung thì tính độ không phẳng bằng công thức:
Trong đó:
a: khoảng cách giữa 2 vân giao thoa liên tiếp
b: độ cong của vân giao thoa
: bước sóng ánh sáng, đối với ánh sáng trắng là 0,6 m
Trường hợp các vân giao thoa là những đường tròn khép kín, sử dụng công thức:
để tính độ không phẳng.
P: độ không phẳng của mỏ đo
m: số vân giao thoa đếm được
Trường hợp các vân giao phân bố không đều về 2 phía của đường hoặc điểm tiếp xúc, lấy cái có nhiều số vân giao thoa hơn. Kế đó, tính độ không phẳng bằng công thức (1) hoặc (2)
Bước 2: Xác định độ không song song:
Lần lượt đặt các tấm kính tiếp xúc vào 2 mặt đo, sao cho dưới tác dụng lực đo của thước vặn, tổng số vân giao thoa xuất hiện ít nhất.
Độ không song song được tính bằng công thức:
S: Độ không song song
m1 và m2: số vân giao thoa trên hai mặt đo
Bước 3: kiểm tra độ chính xác trên thang đo:
Chỉnh thước vặn về vị trí 0
Chọn kích thước căn mẫu chuẩn gần giá trị 25%, 50%, 75%, 100% phạm vi đo của UUT.
Kẹp 2 đầu đo ngoài của UUT vào căn mẫu chuẩn để đo kích thước
Ghi nhận các giá trị.
– Cần lưu ý đầu đo ngoài: phải song song với mặt đo của căn mẫu chuẩn.
– Mỗi điểm kiểm tra đo lặp lại 5 lần.
– Thực hiện tương tự cho các điểm cần kiểm của UUT.
Bước 4: kết thúc hiệu chuẩn.
Sau khi hoàn thành hiệu chuẩn thiết bị, khách hàng sẽ nhận được giấy chứng nhận hiệu chuẩn và báo cáo đầy đủ để có thể lưu trữ dữ liệu từ đơn vị hiệu chuẩn.
>>> Xem thêm: Bảng giá Panme đo ngoài
V - Proud cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn cho khách hàng giúp đảm bảo độ chính xác của thiết bị trong quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng và kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm thiểu sai số, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và uy tín của doanh nghiệp. Với phương châm “Chính xác – Tin cậy – Kịp thời”, chúng tôi cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình tối ưu hoá quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
CÔNG TY CỔ PHẦN V-PROUD
Địa chỉ: Lô A-23 Xuân Phương Garden, Phường Phương Canh, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0896 665 247
Email: xinchao@v-proud.vn
(84) 896 555 247