Đồng hồ so (Indicator/Round type dial gauge) là dụng cụ đo được gắn trên đầu đo của thước đo cao hoặc giá đỡ để đo độ thẳng, độ đảo hướng kính của mặt trong, độ phẳng, độ song song của khe, rãnh,... Đồng hồ so có rất nhiều ứng dụng đo độ vuông góc, độ côn, độ đảo, độ lệch của các công trình, sản phẩm. Nhờ vào độ sai số thấp, độ chính xác gần như tuyệt đối, đồng hồ so được dùng nhiều đối với các vị trí yêu cầu độ nhạy cảm cao.
Đồng hồ so là một trong những thiết bị đo kiểm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cũng như các khu công nghiệp. Vậy có những loại đồng hồ so nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau?
Panme đo ngoài là một trong những thiết bị đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, các khu công nghiệp. Nó giúp người dùng giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho tới bước sản xuất cuối cùng để tạo ra sản phẩm. Việc hiệu chuẩn panme đo ngoài định kì sẽ giúp cho người sử dụng an tâm hơn và hạn chế được các rủi ro về sai lệch trong khâu sản xuất.
Giới khoa học đã phát triển cách thức xác định nhanh chóng và chính xác các "thông tin cá nhân" của những con muỗi, hỗ trợ việc giám sát bệnh tật do muỗi gây ra.
Theo trang tin khoa học Eureka Alert, nhóm nghiên cứu tại Đại học Rhode Island (Mỹ) đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại muỗi về giới tính, chủng, loài và dòng giống.
Thành công này có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống các bệnh nguy hiểm do muỗi truyền như sốt rét, sốt xuất huyết, Chikungunya.
Trí tuệ nhân tạo có thể xác định nhanh chóng các loại muỗi mà cả chuyên gia vẫn chưa phân biệt được.
Bệnh sốt rét hiện vẫn đang là cuộc khủng hoảng sức khỏe tại nhiều lục địa, với số ca nhiễm và số người có nguy cơ mắc cao nhất ở vùng cận Sahara của châu Phi. Tuy nhiên, xác định những con muỗi truyền sốt rét rất khó vì có một sốt chủng loài mà ngay cả những chuyên gia cũng gần như không thể phân biệt được.
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học đã ứng dụng một thuật toán trí tuệ nhân tạo gọi là "mạng thần kinh tích chập" (Convoluted Neural Network - CNN) để phân tích 1.709 bức ảnh 2D của những con muỗi trưởng thành. Số muỗi này được thu thập từ 16 đàn của 5 vùng địa lý, bao gồm 1 loài vẫn chưa phân biệt được.
Sử dụng một thư viện các loài muỗi đã xác định, nhóm nghiên cứu dạy cho CNN cách phân biệt chủng muỗi Anopheles với những chủng muỗi khác, xác định loài và giới tính trong cùng một chủng Anopheles và xác định 2 dòng trong cùng một loài. Hệ thống AI đã dự đoán chính xác gần 100% về loài và hơn 98% về giới tính.
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí khoa học PLOS Neglected Tropical Diseases.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 8-2020, số ca mắc sốt xuất huyết trong 30 năm qua cao gấp 5 lần so với 30 năm trước đó và đã lan rộng ra 128 quốc gia, với hơn 3 tỉ người sống trong vùng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Mỗi năm ước tính có khoảng 390 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết, tỉ lệ tử vong trung bình khoảng 2,5-5%. Những biến đổi về khí hậu, xây dựng, môi trường sống, di biến động dân cư... khiến cho nguồn truyền bệnh ngày càng đa dạng và khó kiểm soát.
Nguồn: khoahoc.tv
(84) 896 555 247