Trong ngành công nghiệp sản xuất cơ khí, việc kiểm tra biên dạng của các chi tiết có hình dạng phức tạp là điều rất quan trọng. Mahr Conturo C100 chính là thiết bị lý tưởng cho phép đo lường biên dạng một cách chính xác và nhanh chóng, giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Để khai thác tối đa tiềm năng của kính hiển vi soi nổi trong công nghiệp, việc nắm vững cách sử dụng và bảo quản thiết bị là vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách vận hành kính hiển vi soi nổi một cách hiệu quả và phương pháp vệ sinh đúng chuẩn, giúp kéo dài tuổi thọ và đảm bảo chất lượng hình ảnh luôn tối ưu.
Từ lâu, kính hiển vi đã trở thành một dụng cụ vô cùng quen thuộc trong các phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu. Nhờ có thiết bị này, chúng ta có thể nhìn rõ và nghiên cứu chuyên sâu cả những thứ vô cùng nhỏ bé như vi mạch điện tử, tế bào sinh học, cấu trúc vật liệu,... Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, kính hiển vi không chỉ dừng lại ở vai trò quan sát đơn thuần mà còn trở thành một công cụ đo lường và phân tích mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực công nghiệp.
Trong quá trình đo lường kiểm tra sử dụng máy đo tọa độ CMM thì kim đo máy CMM là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ chính xác của phép đo vật thể. Vậy kim đo CMM là gì? Tại sao kim đo máy CMM lại có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của máy CMM như vậy? Mời bạn tìm hiểu tại bài viết này cùng V-proud.
Kim đo máy CMM là phần thiết bị được gắn vào đầu cảm biến tiếp xúc trên máy đo tọa độ, tiếp xúc vật lí với vật thể đo tại vị trí cần đo. Tín hiệu được tạo ra khi đầu dò di chuyển hoặc có xác nhận của người vận hành.
Kim đo (đầu dò) là chi tiết có vai trò rất quan trọng của máy đo tọa độ. Ngoài độ chính xác máy, đầu dò là yếu tố một trong những yếu tố quan trọng quết định độ chính xác, độ tin cậy của phép đo. Việc lựa chọn kim đo phù hợp (thông số kỹ thuật và cấu hình) sẽ giúp phép đo giảm bớt sai số, có độ chính xác cao và hiệu quả hơn.
A: Đường kính đầu dò
B: Chiều dài đầu dò
C: Đường kình thân
D: Chiều dài hữu dụng (EWL)
Phần lớn đầu dò kim đo CMM thường có dạng hình cầu và làm từ đá Ruby, ngoài ra nó còn được làm từ các vật liệu khác như: silicon, gốm,.. Thân kim là một khối trụ dài, làm bằng các chất liệu như thép, sợi cacbon, gốm,..và có phần ren để kết nối với đầu cảm biến.
Kim đo CMM có nhiều loại, có cấu tạo và ứng dụng khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng ta có thể lựa chọn loại đầu đo sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Kim đo dạng thẳng là dạng kim đo CMM được sử dụng phổ biến nhất, giúp thăm dò các vị trí trên bề mặt vật thể, kiểm tra các các điểm trên bề mặt vật thể. Thường sử dụng kiểm tra sản phẩm cần độ chính xác cao như khuôn mẫu, chi tiết máy, linh kiện ôtô, xe máy, các sản phẩm nhựa ép, bảng mạch điện tử,….
Kim đo hình sao:
Kim đo hình sao có cấu tạo từ nhiều kim đo thẳng ghép với nhau tại khối trung tâm (stylus centres) cho phép thực hiện phép đô một cách linh hoạt, kiểm tra nhiều vị trí chỉ với một đầu dò, dùng thăm dò các sản phẩm phức tạp hoặc thăm dò lỗ khoan.
Đầu dò hình trụ giúp thăm dò lỗ trên các tấm mỏng. Ngoài ra có thể giúp thăm dò các tính năng ren khác nhau và xác định vị trí tâm của các lỗ được khai thác.. Loại đầu dò này cũng có thể sử dụng để kiểm tra bề mặt vật thể.
Đầu dò dạng đĩa được dùng để thăm dò các đường cắt và rãnh trong lỗ khoan mà kim hình sao không tiếp cận được.
Kim đo dạng bán cầu rỗng là loại kim đo lí tưởng để thăm dò các điểm sâu và các lỗ khoan của vật thể cần đo.
Kim đo dạng côn dùng để thăm dò các đường nhỏ, các điểm hoặc các lỗ rất nhỏ một cách chính xác.
Hy vọng các bạn đã có khái niệm bao quát và hiểu thêm về kim đo máy CMM. Rất mong được gặp các bạn ở bài viết tiếp theo.
(84) 896 555 247