Khi thế giới bắt đầu những bước chuyển mình mới, hướng tới một tương lai xanh và bền vững, ngành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người dùng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là về mặt kinh tế.
Mahr Engineered Solutions vừa ra mắt một giải pháp hoàn toàn mới dành cho các trạm đo độ nhám và đường viền MarSurf: bộ phận xoay thủ công. Thiết bị này giúp tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng tiếp cận các điểm đo phức tạp trên phôi gia công – một bước tiến quan trọng trong cải tiến hiệu suất đo lường công nghiệp.
Trong quá trình gia công cơ khí chính xác, việc kiểm soát độ nhám bề mặt là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của chi tiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận tiện để mang mẫu đến phòng thí nghiệm đo lường. Đó là lý do MarSurf PS 10 – thiết bị đo độ nhám bề mặt cầm tay của Mahr (Đức) – trở thành giải pháp lý tưởng cho các nhà máy tại Việt Nam.
Sản xuất tinh gọn là phương thức sản xuất có nguồn gốc từ Nhật Bản rất phổ biến trên toàn thế giới. Vậy tại Việt Nam, mô hình sản xuất tinh gọn này đã được ứng dụng vào trong thực tế và thu được những lợi ích gì?
Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền mạch. Các cấp độ khác nhau bao gồm: Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn), Lean Enterprise (doanh nghiệp tinh gọn) và Lean Thinking (tư duy tinh gọn).
Lean Manufacturing bắt nguồn từ Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) và đã được dần triển khai xuyên suốt các hoạt động của Toyota từ những năm 1950 cho đến thời điểm hiện tại. Lean Manufacturing đang được áp dụng ngày càng rộng rãi tại các công ty sản xuất hàng đầu trên toàn thế giới, dẫn đầu là các nhà sản xuất ôtô lớn và các nhà cung cấp thiết bị cho các công ty này. Lean Manufacturing đang trở thành đề tài ngày càng được quan tâm tại các công ty sản xuất ở các nước phát triển khi các công ty này đang tìm cách cạnh tranh hiệu quả hơn đối với các đối thủ ở khu vực châu Á.
Các nguyên tắc chính khi ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn
Giải pháp quản lý tinh gọn là hệ thống các công cụ và phương pháp được ứng dụng liên tục để cải tiến các quy trình, nhằm loại bỏ tất cả lãng phí và bất hợp lý trong quy trình sản xuất. Đặc biệt quan trọng, sản xuất tinh gọn sẽ giúp cho cán bộ nhân viên và cán bộ quản lý trong công ty hiểu rõ về các loại lãng phí và tìm mọi giải pháp để loại bỏ các loại lãng phí đó, dẫn tới hệ thống sản xuất tinh gọn hơn, hiệu quả hơn, năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành dệt may Việt Nam, công ty cổ phần may Nam Hà đã áp dụng thành công nhiều mô hình, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, trong đó phải kể đến giải pháp quản lý tinh gọn LEAN.
Nhờ đầu tư phần mềm quản lý sản xuất, thay đổi trách nhiệm rải chuyền, sử dụng thiết kế để sắp xếp chuyền tối ưu,… thời gian chuyển đổi mã hàng đã giảm một nửa từ 8 giờ xuống chỉ còn 4 giờ. Tỷ lệ chuyền của hệ thống chuyền treo thông minh cũng được nâng từ 40% lên 80% sau khi thiết bị được bố trí lại theo dạng dòng chảy, công ty tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người lao động.
Cùng với việc xây dựng quy trình cải tiến năng suất chuyền may, sản xuất thực tế của công ty cổ phần may Nam Hà đã tăng từ 70% lên 85% so với kế hoạch ban đầu, góp phần tăng năng suất lao động lên 30%. Đáng chú ý năm 2009, năng suất lao động bình quân đạt được chưa đầy 200 USD/người/tháng. Đến năm 2019, năng suất đã đạt được 666 USD/người/tháng, tăng gấp 3,5 lần.
Kết
Việc ứng dụng mô hình sản xuất tinh gọn vào hoạt động của doanh nghiệp như công ty may Nam Hà không hệ hiếm tại Việt Nam ngày nay. Trong thời gian tới, chắc chắn chúng ta sẽ còn được chứng kiến nhiều ví dụ tiêu biểu hơn về việc áp dụng mô hình lean tại các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực. Bởi, rõ ràng mọi doanh nghiệp đều đã nhận thức được áp dụng lean trong sản xuất sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhiều như thế nào, đặc biệt là giảm chi phí, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất, từ đó góp phần nâng cao năng suất chất lượng.
(84) 896 555 247