Với những tín đồ đam mê xe thể thao, đặc biệt là các dòng Porsche, việc độ xe không chỉ đơn thuần là cá nhân hóa – đó là cách thể hiện dấu ấn kỹ thuật, sự hiểu biết về hiệu suất, và tinh thần khám phá không giới hạn. Nhưng làm sao để tinh chỉnh một cỗ máy đã tiệm cận sự hoàn hảo mà vẫn đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và an toàn? Câu trả lời nằm ở công nghệ quét 3D cầm tay – thứ đang tạo nên cuộc cách mạng thầm lặng trong ngành công nghiệp độ xe hiệu suất cao.
Trong ngành cơ khí chính xác, đánh giá độ nhám và hình thái bề mặt là yếu tố sống còn để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất lắp ráp. MarSurf GD 140 và GD 280 – hai model nổi bật từ thương hiệu đo lường hàng đầu Mahr (Đức) – thường được đặt lên bàn cân khi doanh nghiệp cần đầu tư thiết bị đo độ nhám chuyên nghiệp. Vậy nên chọn thiết bị nào?
Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất đang không ngừng nâng cao yêu cầu về độ chính xác, độ tin cậy và khả năng tích hợp trong quy trình kiểm tra chất lượng, một dòng thiết bị đang nhận được sự quan tâm lớn từ các kỹ sư và chuyên gia đo lường là đồng hồ so điện tử đạt chuẩn ISO 463, với hiệu năng vượt trội trong nhiều môi trường công nghiệp khắt khe.
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) chính thức phát động Chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2021 – Giải thưởng uy tín dành cho lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, Giải thưởng Sao Khuê 2021 lấy chủ đề “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số - Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số, với mong muốn khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), đặt biệt là các doanh nghiệp lớn tiên phong đầu tư phát triển các nền tảng số (bao gồm cả nền tảng dành cho các nhà phát triển và nền tảng dùng chung) kết hợp cùng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp số, nhanh chóng tạo dựng các hệ sinh thái số cho Việt Nam, đặc biệt trong các ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số.
Đối tượng bình chọn và công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021 sẽ bao gồm 6 nhóm: các sản phẩm, giải pháp số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành); các nền tảng chuyển đổi số cho mọi lĩnh vực; các giải pháp công nghệ mới cho mọi lĩnh vực, có ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Big Data, Cloud, BlockChain, RPA, VR, AR, XR, in 3D...; các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số (không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, được thương mại hóa chưa quá 3 năm; các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới: không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, đã chính thức phát hành ra thị trường nhưng chưa quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký tham gia, đã có doanh thu và hoặc đã có người sử dụng; các dịch vụ CNTT, chia theo 9 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành.
Giải thưởng năm nay sẽ gia tăng các quyền lợi thiết thực cho các doanh nghiệp được giải, cụ thể là tăng cường số lượng và chất lượng các kênh truyền thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được lựa chọn kênh phù hợp với định hướng truyền thông quảng bá của doanh nghiệp trong năm 2021. Bên cạnh đó, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề phục vụ các đề cử đạt giải nhằm giới thiệu, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, Vinasa sẽ kết hợp với các đối tác công nghệ để xây dựng Hệ sinh thái Sao Khuê, nhằm kết nối và hợp tác các giải pháp và nền tảng đạt giải, hỗ trợ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT.
Nhận định về những đổi mới của Giải thưởng Sao Khuê 2021, TS. Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, người đã giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Bình chọn Sao Khuê qua nhiều năm, chia sẻ, với những thay đổi từ Giải thưởng Sao Khuê, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam sẽ hợp tác cùng nhau, tận dụng tối đa sức mạnh của nhau để nhanh chóng hình thành những hệ sinh thái số hoàn chỉnh của người Việt và cho người Việt, giúp đẩy nhanh tiền trình chuyển đổi số quốc gia, nhanh chóng đưa Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.
Dự kiến, Ban tổ chức sẽ tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng vào ngày 14/4/2021.
Nguồn: Baochinhphu.vn
(84) 896 555 247