Khi thế giới bắt đầu những bước chuyển mình mới, hướng tới một tương lai xanh và bền vững, ngành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người dùng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là về mặt kinh tế.
Mahr Engineered Solutions vừa ra mắt một giải pháp hoàn toàn mới dành cho các trạm đo độ nhám và đường viền MarSurf: bộ phận xoay thủ công. Thiết bị này giúp tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng tiếp cận các điểm đo phức tạp trên phôi gia công – một bước tiến quan trọng trong cải tiến hiệu suất đo lường công nghiệp.
Trong quá trình gia công cơ khí chính xác, việc kiểm soát độ nhám bề mặt là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của chi tiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận tiện để mang mẫu đến phòng thí nghiệm đo lường. Đó là lý do MarSurf PS 10 – thiết bị đo độ nhám bề mặt cầm tay của Mahr (Đức) – trở thành giải pháp lý tưởng cho các nhà máy tại Việt Nam.
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa) chính thức phát động Chương trình Giải thưởng Sao Khuê 2021 – Giải thưởng uy tín dành cho lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, Giải thưởng Sao Khuê 2021 lấy chủ đề “Thúc đẩy nền tảng giải pháp số - Tiên phong phát triển các hệ sinh thái số, với mong muốn khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT), đặt biệt là các doanh nghiệp lớn tiên phong đầu tư phát triển các nền tảng số (bao gồm cả nền tảng dành cho các nhà phát triển và nền tảng dùng chung) kết hợp cùng các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, giải pháp số, nhanh chóng tạo dựng các hệ sinh thái số cho Việt Nam, đặc biệt trong các ngành trọng điểm ưu tiên chuyển đổi số.
Đối tượng bình chọn và công nhận Giải thưởng Sao Khuê 2021 sẽ bao gồm 6 nhóm: các sản phẩm, giải pháp số (bình xét theo 21 lĩnh vực ứng dụng chuyên ngành); các nền tảng chuyển đổi số cho mọi lĩnh vực; các giải pháp công nghệ mới cho mọi lĩnh vực, có ứng dụng các công nghệ AI, IoT, Big Data, Cloud, BlockChain, RPA, VR, AR, XR, in 3D...; các sản phẩm, giải pháp khởi nghiệp số (không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, được thương mại hóa chưa quá 3 năm; các sản phẩm, giải pháp công nghệ mới: không phân biệt lĩnh vực ứng dụng, đã chính thức phát hành ra thị trường nhưng chưa quá 12 tháng tính đến ngày đăng ký tham gia, đã có doanh thu và hoặc đã có người sử dụng; các dịch vụ CNTT, chia theo 9 lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành.
Giải thưởng năm nay sẽ gia tăng các quyền lợi thiết thực cho các doanh nghiệp được giải, cụ thể là tăng cường số lượng và chất lượng các kênh truyền thông, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được lựa chọn kênh phù hợp với định hướng truyền thông quảng bá của doanh nghiệp trong năm 2021. Bên cạnh đó, Ban tổ chức sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề phục vụ các đề cử đạt giải nhằm giới thiệu, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng ở trong và ngoài nước. Đặc biệt, Vinasa sẽ kết hợp với các đối tác công nghệ để xây dựng Hệ sinh thái Sao Khuê, nhằm kết nối và hợp tác các giải pháp và nền tảng đạt giải, hỗ trợ việc tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như nâng cao hơn nữa hiệu quả truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ CNTT.
Nhận định về những đổi mới của Giải thưởng Sao Khuê 2021, TS. Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, người đã giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Bình chọn Sao Khuê qua nhiều năm, chia sẻ, với những thay đổi từ Giải thưởng Sao Khuê, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam sẽ hợp tác cùng nhau, tận dụng tối đa sức mạnh của nhau để nhanh chóng hình thành những hệ sinh thái số hoàn chỉnh của người Việt và cho người Việt, giúp đẩy nhanh tiền trình chuyển đổi số quốc gia, nhanh chóng đưa Việt Nam thành một quốc gia hùng cường.
Dự kiến, Ban tổ chức sẽ tổ chức lễ công bố và trao Giải thưởng vào ngày 14/4/2021.
Nguồn: Baochinhphu.vn
(84) 896 555 247