Ngành sản xuất máy bay tại Vương quốc Anh đã tăng trưởng ổn định trong những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu này, tổ hợp gia công trục bánh và mặt bích (hub and flange cell) của Dunlop Aerospace đã đầu tư vào 3 máy CNC quan trọng trong giai đoạn 1998–2000, đồng thời trang bị hệ thống đầu dò Renishaw. Việc này giúp tăng tính ổn định của quy trình và giảm đáng kể thời gian gia công.
Thước cặp là một loại thiết bị rất phổ biến trong nhóm ngành công nghiệp, kĩ thuật. Ứng dụng cơ bản nhất của thước cặp chính là phục vụ đo kiểm trong các nguyên công từ thô đến tinh của ngành công nghiệp chế tạo sản xuất. Ngoài ra, thước cặp cũng được sử dụng trong các phòng kiểm tra, quản lý chất lượng như QA,QC,KCS của các nhà máy cũng như trong môi trường nghiên cứu học thuật hoặc DIY.
Công nghệ scan 3D từ lâu đã không còn xa lạ gì với chúng ta. Nhưng người ta thường chỉ liên tưởng nó với những ứng dụng trong sản xuất máy móc, mô hình, đồ họa,... Thực chất, công nghệ này cũng giúp ích rất nhiều cho y khoa. Có thể nói đó là một trong những bước tiến vượt bậc của nhân loại trong hành trình chiến đấu với bệnh tật và tử thần để giành lại cuộc đời cho người khác. Cùng điểm danh những ứng dụng của công nghệ này trong ngành y học hiện đại:
Viện Nghiên cứu và phát triển công nghệ bán dẫn VNChip cùng Cadence Design Systems (Mỹ) ký thỏa thuận đào tạo nhân lực vi mạch chất lượng cao tại Việt Nam.
"Thỏa thuận sẽ nâng cao năng lực đào tạo, giúp kỹ sư vi mạch tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện thực tập và làm việc tại các công ty thiết kế vi mạch trong nước và nước ngoài", ông Lục Đức Trí, nhà sáng lập và CEO của VNChip Technology nói tại sự kiện ký kết ngày 24/4 ở TP HCM.
Ông Lục Đức Trí, nhà sáng lập và CEO VNChip Technology (trái) và đại diện Cadence Design Systems tại Việt Nam trao thỏa thuận đào tạo nhân lực vi mạch. Ảnh: Bảo Lâm
VNChip ra đời năm 2020 với mục tiêu tự chủ về chip. Công ty hiện có trên 100 nhân viên, chủ yếu hoạt động ở mảng nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực bán dẫn.
Trong khi đó, Cadence được thành lập năm 1983, trụ sở tại San Jose, California (Mỹ), chuyên về sản xuất phần mềm và phần cứng cho mạch tích hợp, hệ thống trên chip (SoC), bảng mạch in. Công nghệ của Cadence được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như 5G, thiết bị di động, ôtô, chăm sóc sức khỏe, hàng không vũ trụ...
Tại sự kiện, ông Trí cho biết định hướng của VNChip là trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế vi mạch tại Việt Nam, góp phần tạo ra thế hệ kỹ sư chất lượng cao. Những người được chọn là sinh viên sắp ra trường. Việc hợp tác có sự bảo trợ của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).
"Bắt tay Cadence đào tạo kỹ sư vi mạch đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam", ông Trí nhấn mạnh.
Cadence sẽ cấp quyền truy cập vào bộ công cụ thiết kế vi mạch độc quyền, giúp sinh viên làm quen với quy trình thiết kế IC tiên tiến. VNChip đảm nhận vai trò triển khai chương trình giảng dạy, tổ chức đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực, đảm bảo khóa học có tính ứng dụng cao, phù hợp nhu cầu thực tiễn của ngành bán dẫn. Trung tâm NIC đồng hành trong việc tạo cơ hội, hỗ trợ sinh viên, giúp phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực vi mạch.
Chương trình được cung cấp miễn phí cho sinh viên từ năm thứ tư, sau khi vượt qua cuộc thi đầu vào. Ông Trí cho biết chương trình được hàng chục trường đại học tại Việt Nam chấp thuận. Khóa đầu tiên có 187 sinh viên đăng ký, tổ chức thi sàng lọc vào tháng 5 và chọn những người trên 60/100 điểm.
Ông Quang Lê, cựu kỹ sư Intel, đánh giá Việt Nam không chỉ nên tập trung vào đóng gói hay kiểm thử (back-end) khi tham gia lĩnh vực bán dẫn, mà cần hướng tới các công đoạn đòi hỏi chất xám và giá trị gia tăng cao để nâng tầm năng lực cạnh tranh của kỹ sư Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, những "cú bắt tay" như giữa VNChip và Cadence sẽ giúp Việt Nam tạo ra những kỹ sư bán dẫn có trình độ tầm cỡ thế giới.
Ông Trường Hoàng, chuyên gia của MediaTek và có 20 năm kinh nghiệm trong ngành bán dẫn, đánh giá hành trình phát triển sự nghiệp của một kỹ sư vi mạch rất dài và áp lực. Ông khuyến khích sinh viên không nên ngần ngại thử sức với cái mới, và có thể tiếp cận qua những chương trình như của VNChip.
Ngoài hợp tác đào tạo, VNChip cũng sẽ là nơi đặt phòng thí nghiệm đầu tiên của Cadence. Đây được xem là bước tiến trong việc kết nối startup trong nước với tập đoàn bán dẫn toàn cầu.
Trước đó, trong hội thảo phát triển nhân lực ngành bán dẫn ngày 19/4, ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó giám đốc NIC đánh giá bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp cực kỳ đặc biệt, ngành lõi nhất của công nghệ thông tin. NIC đã báo cáo Chính phủ rằng phần lớn nhân lực thiết kế chip bán dẫn của Việt Nam phải ra thị trường quốc tế. Vì vậy, tư duy phát triển nhân lực ngành này là "đi để trở về".
"Chúng tôi ủng hộ các trường đại học đào tạo sinh viên trong nước, sau đó gửi ra nước ngoài học tập và làm việc một thời gian rồi trở về phát triển ngành chip", ông Thịnh nói.
Theo Gartner, ngành bán dẫn toàn cầu đạt 620 tỷ USD năm 2023 và dự đoán đạt 1.000 tỷ USD năm 2030. Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư bán dẫn đến 2030.
Bảo Lâm
(84) 896 555 247