Nhựa có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống hiện đại – từ chai nước, hộp đựng thực phẩm, ống nước cho tới dép đi trong nhà. Thế nhưng không phải ai cũng biết mỗi loại nhựa lại có tính chất, độ an toàn và khả năng tái chế khác nhau. Việc nhận biết đúng từng loại giúp chúng ta sử dụng phù hợp, bảo vệ sức khỏe và góp phần giảm gánh nặng môi trường.
Qatar đang xây dựng hai ngôi trường hoàn toàn bằng công nghệ in 3D trên sa mạc, phá kỷ lục thế giới về quy mô công trình in 3D, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho ngành xây dựng bền vững.
Renishaw, thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghệ đo lường, đã phát triển các dòng kim đo SP80 và SP80H nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu này, đặc biệt dành cho các hệ thống máy CMM (Coordinate Measuring Machine) hiện đại. Không chỉ cung cấp kim đo, Renishaw còn mang đến một hệ sinh thái toàn diện gồm các phụ kiện và công nghệ hỗ trợ, bảo đảm độ chính xác tại điểm tiếp xúc và nâng cao hiệu suất kiểm tra.
Lò phản ứng do Trung Quốc hợp tác xây dựng cùng với Nga trên Mặt Trăng sẽ cung cấp điện cho trạm định cư ở cực nam vào năm 2035.
Mô phỏng phi hành gia hoạt động trên Mặt Trăng. Ảnh: CNSA
Trung Quốc đang xem xét xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng để cung cấp năng lượng cho Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế (ILRS), dự án hợp tác phát triển cùng với Nga. Kế hoạch được chia sẻ bởi Pei Zhaoyu, kỹ sư trưởng của nhiệm vụ Hằng Nga 8 trong một cuộc họp báo hôm 23/4, theo Interesting Engineering.
Nhiệm vụ Hằng Nga 8 dự kiến phóng năm 2028 là một bước chủ chốt trong tham vọng vũ trụ của Trung Quốc, giúp chuẩn bị căn cứ định cư vĩnh viễn vào năm 2030 và khám phá cách sản xuất năng lượng trên Mặt Trăng. Dù năng lượng hạt nhân là một phương án thuyết phục, Pei chia sẻ các nhà chức trách cũng đang thảo luận về những lựa chọn thay thế khác cho trạm vũ trụ ILRS.
Năng lượng là một trong những thách thức lớn nhất đối với trạm ILRS, theo Wu Weiren, nhà thiết kế chính trong chương trình khám phá Mặt Trăng của Trung Quốc. ILRS sẽ cần một nguồn năng lượng dài hạn đáng tin cậy để vượt qua điều kiện khắc nghiệt trên Mặt Trăng. Trình độ của Nga về công nghệ hạt nhân vũ trụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch. Năm 2024, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cũng tiết lộ họ đang hướng tới xây dựng lò phản ứng trên Mặt Trăng với Trung Quốc vào năm 2035. Sự cộng tác này sẽ cung cấp cho ILRS nguồn điện liên tục và cho phép thực hiện những nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng dài hạn.
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong 20 năm qua. Sau khi trở thành nước thứ ba đưa người vào không gian năm 2003 với nhiệm vụ Thần Châu 5, Trung Quốc hạ cánh robot tự hành Hằng Nga 3 trên Mặt Trăng sau một thập kỷ. Trung Quốc là nước thứ hai đưa robot tự hành tới sao Hỏa và đặt mục tiêu chở người đến hành tinh đỏ năm 2033.
Nếu xây dựng thành công nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng, Trung Quốc có thể thay đổi tương lai của khám phá vũ trụ, mở ra tiềm năng sản xuất năng lượng và vận chuyển hàng hóa ở quy mô lớn. Theo Bảo tàng Hoàng gia Greenwich, Mặt Trăng chứa nhiều mỏ oxit kim loại, titan, đất hiếm và nhôm giá trị. Đặc biệt, đồng vị hiếm heli-3 có thể giải quyết nhu cầu năng lượng của nhân loại trong khoảng 10.000 năm.
An Khang (Theo Interesting Engineering)
(84) 896 555 247