Một trong những thiết bị thu hút rất nhiều sự chú ý của khách mời tại Hội thảo “Quản lý chất lượng thông minh từ sản xuất tới QC” là Hệ thống máy đo Equator của Renishaw. Nhờ khả năng vượt trội của mình, thiết bị này đã mang đến một cuộc cách mạng trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay tại môi trường sản xuất.
Buổi hội thảo seminar diễn ra vào ngày 23/4 tại Hải Phòng đã kết thúc tốt đẹp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng các khách mời tham dự. Một trong số những thiết bị là tâm điểm của hội thảo, gây ấn tượng mạnh với khách mời là KSCAN-MAGIC. Có thể nói đây là một giải pháp đột phá, tích hợp công nghệ quét tiên tiến để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe trong môi trường sản xuất hiện đại.
Hiện nay, trong ngành sản xuất công nghiệp, nhu cầu về kiểm tra chất lượng và số hóa sản phẩm ngày càng trở nên cấp thiết để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sai sót và thúc đẩy đổi mới. Việc đo lường chính xác các bộ phận phức tạp, từ chi tiết nhỏ đến cấu trúc lớn, đặt ra những thách thức không nhỏ. Vì lý do đó, KSCAN-Magic, dòng máy quét 3D cầm tay đa năng, ra đời như một giải pháp đột phá, tích hợp công nghệ quét tiên tiến để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe trong môi trường sản xuất hiện đại.
Giới khoa học đã phát triển cách thức xác định nhanh chóng và chính xác các "thông tin cá nhân" của những con muỗi, hỗ trợ việc giám sát bệnh tật do muỗi gây ra.
Theo trang tin khoa học Eureka Alert, nhóm nghiên cứu tại Đại học Rhode Island (Mỹ) đã áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân loại muỗi về giới tính, chủng, loài và dòng giống.
Thành công này có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống các bệnh nguy hiểm do muỗi truyền như sốt rét, sốt xuất huyết, Chikungunya.
Trí tuệ nhân tạo có thể xác định nhanh chóng các loại muỗi mà cả chuyên gia vẫn chưa phân biệt được.
Bệnh sốt rét hiện vẫn đang là cuộc khủng hoảng sức khỏe tại nhiều lục địa, với số ca nhiễm và số người có nguy cơ mắc cao nhất ở vùng cận Sahara của châu Phi. Tuy nhiên, xác định những con muỗi truyền sốt rét rất khó vì có một sốt chủng loài mà ngay cả những chuyên gia cũng gần như không thể phân biệt được.
Trong nghiên cứu mới, nhóm khoa học đã ứng dụng một thuật toán trí tuệ nhân tạo gọi là "mạng thần kinh tích chập" (Convoluted Neural Network - CNN) để phân tích 1.709 bức ảnh 2D của những con muỗi trưởng thành. Số muỗi này được thu thập từ 16 đàn của 5 vùng địa lý, bao gồm 1 loài vẫn chưa phân biệt được.
Sử dụng một thư viện các loài muỗi đã xác định, nhóm nghiên cứu dạy cho CNN cách phân biệt chủng muỗi Anopheles với những chủng muỗi khác, xác định loài và giới tính trong cùng một chủng Anopheles và xác định 2 dòng trong cùng một loài. Hệ thống AI đã dự đoán chính xác gần 100% về loài và hơn 98% về giới tính.
Kết quả nghiên cứu này được đăng trên tạp chí khoa học PLOS Neglected Tropical Diseases.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào tháng 8-2020, số ca mắc sốt xuất huyết trong 30 năm qua cao gấp 5 lần so với 30 năm trước đó và đã lan rộng ra 128 quốc gia, với hơn 3 tỉ người sống trong vùng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Mỗi năm ước tính có khoảng 390 triệu trường hợp mắc sốt xuất huyết, tỉ lệ tử vong trung bình khoảng 2,5-5%. Những biến đổi về khí hậu, xây dựng, môi trường sống, di biến động dân cư... khiến cho nguồn truyền bệnh ngày càng đa dạng và khó kiểm soát.
Nguồn: khoahoc.tv
(84) 896 555 247