Một trong những thiết bị thu hút rất nhiều sự chú ý của khách mời tại Hội thảo “Quản lý chất lượng thông minh từ sản xuất tới QC” là Hệ thống máy đo Equator của Renishaw. Nhờ khả năng vượt trội của mình, thiết bị này đã mang đến một cuộc cách mạng trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay tại môi trường sản xuất.
Buổi hội thảo seminar diễn ra vào ngày 23/4 tại Hải Phòng đã kết thúc tốt đẹp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng các khách mời tham dự. Một trong số những thiết bị là tâm điểm của hội thảo, gây ấn tượng mạnh với khách mời là KSCAN-MAGIC. Có thể nói đây là một giải pháp đột phá, tích hợp công nghệ quét tiên tiến để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe trong môi trường sản xuất hiện đại.
Hiện nay, trong ngành sản xuất công nghiệp, nhu cầu về kiểm tra chất lượng và số hóa sản phẩm ngày càng trở nên cấp thiết để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sai sót và thúc đẩy đổi mới. Việc đo lường chính xác các bộ phận phức tạp, từ chi tiết nhỏ đến cấu trúc lớn, đặt ra những thách thức không nhỏ. Vì lý do đó, KSCAN-Magic, dòng máy quét 3D cầm tay đa năng, ra đời như một giải pháp đột phá, tích hợp công nghệ quét tiên tiến để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe trong môi trường sản xuất hiện đại.
Sau khi Apple ra mắt dòng chip M1 dành cho các thiết bị Mac, Google đương nhiên không muốn lép vế trong cuộc đua mở rộng ở thị phần bán dẫn.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh và máy tính luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mà đối thủ không thể cung cấp. Trong quá khứ, họ đã cạnh tranh để có được những công thái học (Ergonomics), phần mềm tốt nhất cùng một số tính năng độc quyền và cuộc chiến này chưa bao giờ dừng lại.
Gần đây, Apple và các công ty như Huawei, Samsung bắt đầu tự phát triển các SoC để làm nổi bật ưu thế trên thị trường. Chính vì vậy, Google cũng không chấp nhận thụt lùi và đang có kế hoạch ra mắt dòng chip dành riêng cho điện thoại thông minh Pixel và Chromebook.
Dòng chip Whitechapel sẽ đánh dấu sự thâm nhập của Google trong lĩnh vực bán dẫn.
Theo báo cáo của Axios, Google đã phát triển thành công SoC có tên mã Whitechapel và bắt đầu từ nghiệm trong vài tuần gần đây. Bộ xử lý này chứa tám lõi Arm và một số chip silicon khác, được thiết kế để tăng tốc thuật toán học máy (machine learning) của Google (gần tương tự TPU) và cải thiện hiệu suất của ứng dụng Trợ lý Google.
Cụ thể, con chip này được sản xuất bằng công nghệ tiến trình 5LPE (5 nm) của Samsung. Vì các SoC di động mới thường mất một năm hoặc lâu hơn để đưa vào sản phẩm thương mại, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch và chip có thể cung cấp hiệu suất cạnh tranh, Whitechapel sẽ được cung cấp cho dòng điện thoại thông minh Pixel của Google vào nửa cuối năm 2021.
Tất nhiên tham vọng của Google không chỉ dừng lại ở Whitechapel bởi hãng đang có kế hoạch để phát triển một bộ xử lý cho thiết bị Chromebook. Với nguồn lực dồi dào, Google hoàn toàn có khả năng tự tạo ra dòng SoC riêng cho cả PC và Laptop/tablet. Dù vậy hãng vẫn lựa chọn phát triển trước trên điện thoại thông minh để tích lũy kinh nghiệm cho một chặng đua dài hơi trong ngành bán dẫn.
Để nâng cấp trải nghiệm người dùng, cũng như giảm chi phí (nếu có thể) và kiểm soát sản phẩm tốt hơn, những công ty như Apple, Huawei và Samsung đã phát triển các SoC dành cho điện thoại thông minh. Trong đó, Apple tiến xa hơn và xây dựng SoC tích hợp cao của riêng mình cho máy Mac. Theo đánh giá ban đầu, chip M1 của Appe có vẻ rất mạnh so với bộ vi xử lý x86 của Intel. Ngoài ra, nó cũng sở hữu nhiều bộ gia tốc chuyên dụng, có thể đạt được hiệu suất và một số chức năng không có sẵn với các CPU thông thường, do đó thay đổi cách sử dụng máy tính của Apple.
Đối với Google, một công ty công nghệ cao hàng đầu với tham vọng bành trướng thị phần, thật hợp lý khi sử dụng chip tự phát triển để tạo sự khác biệt cho điện thoại thông minh Pixel và Chromebook, mang đến các tính năng mới cho thị trường. Đồng thời, nếu Google muốn nhanh chóng đổi mới nền tảng Android, Chrome OS và duy trì khả năng cạnh tranh với Apple hay Microsoft thì SoC tự phát triển là một trong những phương pháp khả thi.
Tuy nhiên, có một hạn chế khi Huawei hay Samsung phát triển thành công chip riêng sẽ tạo thành chiến trường thực sự trong hệ sinh thái Android, bởi trước đây Google chỉ đóng vai trò hậu trường. Đây không phải là một hành động khôn ngoan khi cạnh tranh trực tiếp với các đối tác quen thuộc, nhưng dù cho Huawei và Samsung không hài lòng, việc Google quyết tâm lấn sân vào thị trường phần cứng là điều chắc chắn.
Nguồn: vietnamnet.vn
(84) 896 555 247