Bạn đã biết V-Proud là đơn vị tiên phong trong đào tạo dung sai kích thước hình học GD&T trong bản vẽ kỹ thuật? Bạn đang cân nhắc một khóa học cá nhân hay cho doanh nghiệp của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của V-Proud để giúp nhà máy bạn đưa ra quyết định tốt hơn.
Từ buổi bình minh của nhân loại, vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo. Thậm chí thời tiền sử đã xuất hiện nhà lãnh đạo. Nhưng khác với khủng long, các nhà lãnh đạo không bị tuyệt chủng.
Kim đo máy CMM là một thiết bj quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo máy CMM. Vậy trong trường hợp nào ta cần thay thế kim đo máy CMM? Và khi thay thế chúng, ta cần lưu ý những yếu tố nào để có thể lựa chọn được một kim đo phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cùng V-proud nhé!
Được biết đến với nhiều ưu điểm vượt trội, sơ đồ tư duy không chỉ giúp con người tăng khả năng ghi nhớ, lưu trữ thông tin mà còn kích thích sự sáng tạo và tư duy khoa học. Vậy sơ đồ tư duy là gì? Các bước lập sơ đồ tư duy như thế nào?
Sơ đồ tư duy (Mind Map) được ông Tony Buzan (sinh năm 1942 tại Luân Đôn) phát triển vào cuối những năm 60 của thế kỷ 20. Đây là một phương pháp để sắp xếp, lưu trữ và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng hình ảnh và từ khóa chủ đạo. Mỗi từ khóa hoặc hình ảnh trong sơ đồ tư duy sẽ có vai trò kích hoạt những ký ức cụ thể của con người để làm nảy sinh các suy nghĩ và ý tưởng mới. Dựa vào sơ đồ tư duy, con người sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về một thông tin nào đó.
Cấu tạo của sơ đồ tư duy gồm:
Xác định rõ ý chính
Ý chính là chủ thể đại diện cho chủ đề sẽ triển khai, là mốc khởi đầu cho sơ đồ. Thông thường, ý chính sẽ được đặt ở vị trí trung tâm.
Thêm các nhánh chính
Sử dụng từ khóa
Nguyên tắc không thể thiếu khi xây dựng sơ đồ tư duy là thêm từ khóa chính vào các nhánh. Từ khóa sẽ giúp người xem nắm được ý quan trọng và ghi nhớ lâu hơn.
Mỗi nhánh sử dụng một màu khác nhau
Màu sắc giúp đánh đấu, phân loại dữ liệu, phân tích và tổng hợp thông tin tốt hơn. Có thể hiểu tư duy não bộ chính là sự mã hóa của màu sắc nên sử dụng màu ở mỗi nhánh trong sơ đồ tư duy là điều cần thiết.
Nên sử dụng nhiều màu sắc trong bản đồ tư duy (Ảnh: Internet)
Hình ảnh là yếu tố không thể thiếu khi vẽ sơ đồ tư duy và nó đã trở thành một nguyên tắc. So với những công cụ khác thì hình ảnh truyền tải thông tin nhanh và hiệu quả nhất nên sẽ giúp não bộ xử lý và phân tích thông tin tốt hơn.
Bước 1: Vẽ chủ đề
Bước 2: Vẽ nhánh chính (tiêu đề phụ)
Bước 3: Vẽ nhánh thứ cấp
Sơ đồ tư duy có nhiều loại khác nhau, rất đa dạng (Ảnh: Internet)
Được mệnh danh là công cụ vạn năng cho bộ não, trên thế giới đã có hơn 250 triệu người sử dụng sơ đồ tư duy. Loại sơ đồ này đã và đang đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho ngành giáo dục và kinh tế.
Nếu biết cách ứng dụng tốt sơ đồ tư duy vào trong cuộc sống bạn sẽ ghi nhớ, liên kết các ý tưởng và tạo ra kết nối với các ý khác dễ dàng hơn. Hy vọng những thông tin mà Chefjob.vn chia sẻ đã giúp bạn có thêm một cách hay để học tập và làm việc hiệu quả hơn.
(84) 896 555 247