Tin tức
Bài viết gần đây
V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc
V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc 19/11/2024

V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Thiết Kế Ngược Bằng Máy Quét 3D Laser: Ứng Dụng và Quy Trình
Thiết Kế Ngược Bằng Máy Quét 3D Laser: Ứng Dụng và Quy Trình 31/10/2024

Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.

V-PROUD TẠI VIMEXPO2024: "SẴN SÀNG CHINH PHỤC"
V-PROUD TẠI VIMEXPO2024: "SẴN SÀNG CHINH PHỤC" 16/10/2024

"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."

Con đường nào cho doanh nghiệp Việt trở thành Vendor quốc tế?

18/05/2021 2127

(CafeF) – Bối cảnh hội nhập sâu rộng đang mở ra cánh cửa cho các doanh nghiệp Việt gia nhập thị trường cung ứng quốc tế. Bên cạnh việc đổi mới trong chính sách vĩ mô, doanh nghiệp sản xuất Việt cần thay đổi những yếu tố nội tại nào để đạt được sự bắt tay với các tập đoàn nước ngoài hàng đầu?

Cơ hội rộng mở với doanh nghiệp Việt nhưng các "ông lớn" vẫn gập ghềnh tìm kiếm Vendor

Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 đã và đang tái định hình lại chuỗi giá trị toàn cầu. Nhiều tập đoàn quốc tế dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á với mong muốn nối lại chuỗi cung ứng bị đứt gãy từ những nước vệ tinh. Không chỉ vậy, sự hậu thuẫn trong các chính sách thương mại mới (EVFTA, TPP…) càng tạo đà cho Việt Nam trở thành mắt xích đầy tiềm năng trên bản đồ chuỗi cung ứng của thế giới.

Cơ hội rộng mở là thế nhưng cả đơn vị cung ứng lẫn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vẫn gian nan khi gặp được nhau. "Nhiều khi chúng tôi ví đi tìm nhà cung cấp như tìm kim cương" - nhận định đó của đại diện Toyota Việt Nam dường như cũng là "cảnh ngộ chung" của nhiều tập đoàn quốc tế trên hành trình gập ghềnh tìm kiếm Vendor (nhà cung ứng) của mình.

Những tiêu chí ngặt nghèo khi trở thành Vendor quốc tế

Nút thắt phổ biến nhất cho tình trạng trên vẫn là câu chuyện doanh nghiệp Việt không đáp ứng được những tiêu chuẩn mà các "ông lớn" đặt ra.

Trước hết, ở quy mô đa quốc gia, các tập đoàn thường có xu hướng muốn minh bạch hóa dữ liệu để quản lý hoạt động chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. Do đó, những hạt nhân mới tham gia vào chuỗi buộc phải vượt qua vòng thẩm định về công nghệ thông tin khắt khe để có thể dễ dàng hoạt động tương thích và hình thành dòng chảy thông tin xuyên suốt trong chuỗi.

Bên cạnh đó, Covid-19 cũng khiến chuỗi cung ứng biến thiên liên tục buộc các doanh nghiệp nội phải nhanh nhạy và linh hoạt phản ứng trước các thay đổi của cuộc chơi toàn cầu. Những yêu cầu về chất lượng – chi phí - tiến độ giao hàng (Q-C-D) vì thế như cũng trở nên "khó nhằn" hơn bao giờ hết. Đơn cử như: để gia nhập vào mạng lưới của Samsung, các doanh nghiệp hỗ trợ phải đảm bảo sản phẩm làm ra có độ chính xác cao, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng xuất đi các nước EU, Mỹ, Nhật Bản... Ngoài ra, điều kiện về thời gian giao hàng hai tiếng một lần cũng khiến hầu hết các doanh nghiệp Việt nghe thấy phải lắc đầu. 

Vào được chuỗi đã khó, ở lại chuỗi cũng khó không kém khi mà các tập đoàn này thường xuyên nâng mức tiêu chí đánh giá và sàng lọc nhà cung ứng của mình. 

Cải tiến nội lực - Con đường bền vững chắp cánh cho doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang chiếm sóng toàn cầu, chuyển đổi số được nhận định là lời giải cho những bài toán khó mà các tập đoàn quốc tế đặt ra. 

Kiến trúc công nghệ kết hợp với tri thức quản trị tinh gọn, sẽ giúp doanh nghiệp Việt chuyển mình thành những Agile Company (doanh nghiệp linh hoạt). Đây là một xu hướng doanh nghiệp kiểu mới đang được áp dụng tại nhiều đơn vị trong bối cảnh Covid-19 khiến môi trường kinh doanh biến động liên tục. Khi chiến lược doanh nghiệp mở rộng hoặc co hẹp, với cấu trúc công nghệ đã được quy hoạch chuẩn mực, doanh nghiệp sẽ linh hoạt thích ứng trước những sự thay đổi của thị trường.

Ngoài việc số hóa cao quy trình quản trị - vận hành, nhà máy cần tăng cường khả năng cảnh báo và truy xuất nguồn gốc. Theo đó, với những dữ liệu thu thập trực tiếp trong quá trình sản xuất, hệ thống có thể nhận diện và khoanh vùng lỗi ngay trên từng công đoạn (WIP). Hơn thế, nếu các bất thường có tính xu hướng, những dự báo được tự động đề xuất để cải tiến máy móc và nâng cao quy trình quản lý chất lượng đầu - cuối (IQC - PQC - OQC). Nhờ vậy, các bộ phận có thể chủ động hơn trong việc cân đối nguồn lực và định hướng kế hoạch sản xuất sao cho không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn rút ngắn tiến độ giao hàng. Bên cạnh đó, giải pháp cũng cần hướng tới việc tính toán chi phí thực tế và xác định các yếu tố gây hao phí để tối ưu hóa giá thành sản xuất.

Theo CafeF.vn


Zalo

(84) 896 555 247