Tin tức
Bài viết gần đây
V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc
V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc 19/11/2024

V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Thiết Kế Ngược Bằng Máy Quét 3D Laser: Ứng Dụng và Quy Trình
Thiết Kế Ngược Bằng Máy Quét 3D Laser: Ứng Dụng và Quy Trình 31/10/2024

Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.

V-PROUD TẠI VIMEXPO2024: "SẴN SÀNG CHINH PHỤC"
V-PROUD TẠI VIMEXPO2024: "SẴN SÀNG CHINH PHỤC" 16/10/2024

"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."

Làn sóng FDI đổ bộ, lao động lớn tuổi, chưa qua đào tạo gặp khó khăn

28/12/2020 2154

Doanh nghiệp nước ngoài đang chuyển hướng đầu tư vào các ngành đòi hỏi lao động có trình độ trung bình trở lên thay vì các ngành thâm dụng lao động.

Một thống kê của Kiểm toán Nhà nước công bố mới đây cho thấy, từ khi Luật Đầu tư nước ngoài (1987) được đưa vào áp dụng, Việt Nam đã thu hút hơn 30.000 tỷ dự án đến từ 130 nước và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 362 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 211 tỷ USD. Các dự án FDI đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế tại Việt Nam. Dòng vốn đầu tư nước ngoài này cũng có tác động không nhỏ tới sự phát triển của thị trường và năng suất cũng như thu nhập của người lao động.

Trao đổi với báo chí, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cho biết, số lượng công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp đã được gia tăng đáng kể. Số lượng lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng từ 330.000 năm 1995 lên khoảng 6,1 triệu lao động vào năm 2019. Tốc độ tăng lao động của khu vực này, bình quân 7,72%/năm giai đoạn 2005-2017, cao hơn nhiều tăng trưởng lao động toàn nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tác động mạnh tới thị trường lao động Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tác động mạnh tới thị trường lao động Việt Nam. (Ảnh minh họa)

Năng suất lao động có sự chuyển biến tích cực nhờ nguồn vốn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo giá hiện hành, năng suất lao động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2017 đạt 330,8 triệu đồng/lao động, cao gấp 3,5 lần năng suất lao động chung của cả nước, cao hơn của toàn bộ khu vực doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp ngoài Nhà nước nói riêng.

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ các ngành thâm dụng lao động tay nghề thấp sang các ngành sử dụng nhiều lao động chất lượng cao hơn được đẩy mạnh. Trong thời kỳ đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lao động thường tập trung vào một số ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, da giày, song hiện nay, tỷ trọng lao động trong một số ngành sản xuất áp dụng công nghệ cao đang gia tăng nhanh chóng. Tỷ trọng lao động trong ngành điện tử và sản phẩm điện tử đã tăng từ 8,03% năm 2012 lên 15,7% năm 2017.

Nhu cầu tuyển dụng thay đổi

Ông Đào Ngọc Dung cho biết, về hình thức đầu tư, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng sang tìm kiếm hiệu quả đầu tư, đặc biệt ở Đông Á và Đông Nam Á. Thay vì tìm kiếm những thị trường lớn và mới mẻ để khai thác trực tiếp như trước đây, các tập đoàn đa quốc gia hiện nay ưu tiên đầu tư ở những nơi có cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, cơ chế chính sách phù hợp và chính trị ổn định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh ở các thị trường sẵn có.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH dự báo, về nhu cầu lao động, cơ cấu nhân lực sẽ có sự thay đổi cơ bản khi dòng chảy đầu tư nước ngoài có xu thế hướng tới các ngành đòi hỏi lao động trình độ trung bình đến cao, bao gồm linh kiện, phụ kiện máy móc, đồ điện tử, các sản phẩm khoa học, sản phẩm y tế, hoá học, cao su và nhựa; mà không còn là các ngành thâm dụng lao động tay nghề thấp như dệt may hay da giày.

Về thu hút vốn mới, môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách thể chế và nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa đang dần trở thành điểm cạnh tranh cơ bản giữa các nước có nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài cao, trong khi việc sử dụng các ưu đãi tài khóa (như giảm thuế, miễn thuế) và tài chính (như trợ cấp, cho vay vốn ưu đãi) để thu hút đầu tư nước ngoài đang giảm dần tính ưu việt.

Về di dời vốn cũ, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài làm nhiều nhà đầu tư quyết định khởi động việc di chuyển các nhà máy khỏi Trung Quốc, đại dịch Covid-19 sẽ làm họ chắc chắn hơn với quyết định của mình và đẩy nhanh giai đoạn thực thi. Điều này cũng sẽ tác động mạnh mẽ tới sự phát triển thị trường lao động Việt Nam và thế giới.

“Trước xu thế này, Việt Nam có nhiều cơ hội lớn khi hầu hết các nước và các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu đều coi Việt Nam là điểm đến an toàn, tiềm năng, là trung tâm đầu tư và sản xuất tối ưu trong ngắn và trung hạn. Trong bối cảnh nền kinh tế sẽ chuyển biến mạnh mẽ trước những xu thế vĩ mô bàn ở phần trên, thị trường lao động Việt Nam chắc chắn cũng sẽ có những thay đổi căn bản trong cơ cấu và tổ chức", ông Đào Ngọc Dung nhận định.

Cũng theo ông Đào Ngọc Dung, trong tương lai gần, cấu trúc lao động đã, đang và sẽ tiếp tục dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu việc làm sẽ có xu hướng dịch chuyển từ các lĩnh vực thâm dụng lao động sang các ngành ứng dụng công nghệ. Việc làm sử dụng lao động phổ thông, ít kỹ năng sẽ giảm dần, thay vào đó là việc làm yêu cầu lao động có trình độ cao hơn và nhiều kỹ năng hơn.

Theo đó, người lao động, nhất là những lao động đã có tuổi, chưa qua đào tạo, ít kỹ năng, tay nghề yếu, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo và đào tạo lại để thích ứng với các ngành nghề mới. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, một phần lớn người lao động ở Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất việc, thất nghiệp và bị bỏ rơi trong xu thế dịch chuyển hiện nay.

Để đón đầu được các xu hướng đầu tư nước ngoài mới và để người lao động Việt Nam được thụ hưởng lợi ích trong một nền kinh tế bền vững, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng cần chủ động xây dựng các chiến lược hành động toàn diện, cùng nhau kiến tạo một thị trường liên thông, hoàn chỉnh, với hệ sinh thái đa dạng, có tính lan tỏa cao và có sự liên kết chặt chẽ với thị trường quốc tế.

“Chúng tôi đề xuất Chính phủ cần chỉ đạo sát sao các Bộ, ban ngành tiếp tục các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, trao đổi với các tập đoàn lớn quốc tế, chủ động đàm phán các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, hoàn thiện các cơ chế song phương và đa phương về thu hút đầu tư, sở hữu trí tuệ, ngân hàng, tài chính để các nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào Việt Nam qua các cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ tài chính của họ”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất.

Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội sẽ chủ động phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, chủ động phân tích, dự báo xu hướng chuyển dịch trong lao động – việc làm, nhu cầu lao động trong nước và quốc tế để thường xuyên báo cáo, tham mưu cho Chính phủ. Bộ sẽ khảo sát, đánh giá sát sao hơn nữa thị trường lao động ở các địa phương trọng điểm, có các phương án chuẩn bị sẵn nguồn cung ứng lao động để đón nhận các dự án mới.

Bộ cũng sẽ chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ban ngành liên quan đánh giá, xác định được nhu cầu kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế mới để có những điều chỉnh phù hợp cho hệ thống giáo dục và đào tạo trong nước, đặc biệt là công tác xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo đáp ứng đúng và đủ nhu cầu các ngành nghề mới.

Nguồn: cafef.vn


Zalo

(84) 896 555 247