Dịch vụ
Bài viết gần đây
PolyWorks – Phần Mềm Hiệu Quả Cho Thiết Bị Đo 3D Di Động
PolyWorks – Phần Mềm Hiệu Quả Cho Thiết Bị Đo 3D Di Động 24/10/2023

Phần mềm PolyWorks - một phần mềm được phát triển với đầy đủ các module tạo nên một hệ sinh thái đa dạng giúp cho người sử dụng dễ dàng kiểm soát chất lượng cho đến cả việc thiết kế ngược hoặc xuất báo cáo

API Radian Laser Tracker - Đưa Chất Lượng và Chính Xác Lên Một Tầm Cao Mới
API Radian Laser Tracker - Đưa Chất Lượng và Chính Xác Lên Một Tầm Cao Mới 20/10/2023

Laser Tracker là một thiết bị đo lường tiên tiến sử dụng công nghệ Laser để đo các đối tượng 3D với độ chính xác cao. Thiết bị này cho phép đo lường từ xa, bất kể kích thước của đối tượng, và cung cấp dữ liệu vô cùng chính xác về hình dạng và kích thước của sản phẩm.

NÂNG CẤP HIỆU SUẤT ĐO MÁY CMM 3D VỚI PHẦN MỀM POLYWORKS
NÂNG CẤP HIỆU SUẤT ĐO MÁY CMM 3D VỚI PHẦN MỀM POLYWORKS 19/10/2023

PolyWorks® là giải pháp hỗ trợ tất cả các quy trình và nhiệm vụ đo lường 3D được thực hiện bởi các tổ chức sản xuất công nghiệp, sử dụng kết nối trực tiếp với tất các thiết bị đo 3D trong nhà máy. Từ định nghĩa dựa trên mô hình để lập kế hoạch đo lường trong phần mềm CAD, kiểm soát chất lượng và thiết kế ngược, cho đến chia sẻ dữ liệu và kết quả đo 3D trên toàn doanh nghiệp.

MÁY ĐO TỌA ĐỘ 2D 3D CMM VÀ NHỮNG NGỘ NHẬN THƯỜNG GẶP

26/05/2023 6270

Các nhà máy, doanh nghiệp và người kỹ thuật đo lường sử dụng máy đo hàng ngày, thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên, vẫn có những ngộ nhận và nhầm lẫn thường gặp trong quá trình sử dụng máy mà nhiều người không để ý. Hãy cùng V-Proud tham khảo những thông tin được đúc rút trong suốt quá trình làm việc từ ông Nguyễn Khắc Dũng – Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Đo Lường - công ty Cổ phần V-Proud, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đo lường.

          Trong nền công nghiệp sản xuất, mỗi ngày có đến hàng triệu linh kiện, chi tiết máy móc được tạo ra. Những linh kiện, chi tiết ấy đòi hỏi sự chính xác cao về kích thước, thông số. Vì vậy, máy đo 2D, 3D đã ra đời, phục vụ nhu cầu đo lường một cách chính xác trong các ngành công nghiệp sản xuất như làm ô tô, máy bay, điện thoại di động, thiết bị y tế,…

          Các nhà máy, doanh nghiệp và người kỹ thuật đo lường sử dụng máy đo hàng ngày, thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên, vẫn có những ngộ nhận và nhầm lẫn thường gặp trong quá trình sử dụng máy mà nhiều người không để ý.  Hãy cùng V-Proud tham khảo những thông tin được đúc rút trong suốt quá trình làm việc từ ông Nguyễn Khắc Dũng – Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Đo Lường - công ty Cổ phần V-Proud, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đo lường.

         1. Nhầm lẫn độ chính xác của thiết bị đo và độ phân giải của kết quả đo

         Trên các thiết bị đo lường có một thông số thể hiện khả năng hiển thị kết quả đọc nhỏ nhất mà cảm biến/vạch chia của thiết bị đo có thể ghi nhận được. Chúng ta gọi đó là độ chia của thiết bị đo.

        Trong quá trình sử dụng người thao tác thường nhầm lẫn giữa độ chia của thiết bị với độ chính xác mà kết quả đo của thiết bị mang lại. Thực tế 2 khái niệm này có sự khác nhau cơ bản bởi độ chính xác của thiết bị đo là tổng hợp ảnh hưởng của các yếu tố gây sai số của thiết bị lên kết quả đo, còn độ phân giải chỉ là độ chia nhỏ nhất trên vạch/tín hiệu của tiết bị đo hiển thị mà thôi.

         2. Sự khác nhau giữa độ chính xác của máy với độ không đảm bảo đo

        Tổng hợp các yếu tố của thiết bị ảnh hưởng lên kết quả phép đo sẽ cho ra độ chính xác mà thiết bị đo đáp ứng được. Đánh giá ảnh hưởng của độ chính xác cùng các biến số khác (môi trường, trình độ thao tác, phương pháp đo kiểm, đặc trưng mẫu…) sẽ cho chúng ta biết mức độ tin cậy của kết quả phép đo ứng với các miền dung sai mà mẫu đo yêu cầu.

      Thông số thể hiện sai số và độ tin cậy của phép đo có xét đến các yêu tố hoàn cảnh cụ thể (môi trường, trình độ thao tác, phương pháp đo kiểm, đặc trưng mẫu…) được gọi là độ không đảm bảo đo.

        3. Kỹ thuật đo lường

        Người sử dụng thiết bị lâu năm tin rằng mình là người biết rõ về đo lường. Không phải tất cả nhưng trên thực tế vẫn có nhiều người thao tác đang vận hành máy theo thói quen và kinh nghiệm. Với một kỹ thuật viên vận hành máy móc bắt buộc phải được đào tạo chuyên môn về kỹ thuật, trong quá trình làm việc công việc của một kỹ thuật viên sẽ phức tạp và cầu kì hơn bắt buộc phải có chuyên môn nghề nghiệp mới có thể hành nghề.

        Ngoài ra các kỹ thuật viên vận hành máy trong các doanh nghiệp phải trực tiếp quản lý, theo dõi, cài đặt các thiết bị máy móc được bàn giao. Kiểm tra thường xuyên, xử lý các sự cố trong quá trình máy chạy.

         4. Khác nhau giữa hiệu chuẩn và hiệu chỉnh

         Có rất nhiều người thường nghĩ rằng hiệu chỉnh và hiệu chuẩn giống nhau bởi hai thuật ngữ này rất dễ gây nhầm lẫn. Thực tế, hiệu chuẩn và hiệu chỉnh hoàn toàn khác nhau về  mặt bản chất.

          Theo Luật Đo lường Số 04/2011/QH13 có định nghĩa như sau: “Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo”.

         Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật được dùng làm chuẩn để so sánh với các phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác. Hiệu chuẩn không phải là một quy trình bắt buộc mà còn phụ thuộc vào loại sản phẩm, yêu cầu của lãnh đạo hoặc theo tiêu chuẩn ISO.

          Hoạt động Hiệu chuẩn khi đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn.

          Hiệu chỉnh là chỉnh sửa những sai sót của máy móc, thiết bị nhằm đạt một độ chính xác và độ tin cậy cần thiết của máy móc, thiết bị.

         Hiệu chỉnh một thiết bị đo là hoạt động kiểm tra và điều chỉnh (nếu cần thiết) sao cho kết quả ở đầu ra đồng bộ với những yếu tố đầu vào của nó trong dải đo được quy định. Nếu như không được hiệu chỉnh đúng thì một trang bị hiện đại như thế nào cũng sẽ vô dụng.

         Hiệu chỉnh (adjustment) được tiến hành sau khi hiệu chuẩn (Calibration). Nếu thiết bị đo không đảm bảo yêu cầu đo lường như mong muốn thì cần được sửa chữa, căn chỉnh lại.

        5. Người sử dụng máy nghĩ rằng Master là chuẩn tuyệt đối.

        Thực tế cho thấy rằng, rất nhiều người sử dụng thiết bị luôn nghĩ rằng Master là chuẩn tuyệt đối. Master cũng là một đối tượng vật lý, là sản phẩm của gia công chính xác cao, vậy nên Master cũng có thể tồn tại sai số. Sai số liên quan đến vật liệu, gia công, biến đổi do yếu tố môi trường, nhiệt độ. Bản thân Master cũng sẽ có sai số nhất định và các bên có năng lực hiệu chuẩn sẽ tính toán được và có công cụ quản lý kích thước thật của Master.

       Hy vọng qua bài chia sẻ, mọi người có thể tránh được những sai lầm và ngộ nhận trong quá trình sử dụng máy đo 2D/3D.

      Quý khách hàng quan tâm tìm hiểu/sử dụng sản phẩm, dịch vụ của V-Proud, vui lòng liên hệ hotline  (+84) 896 555 247 để được tư vấn và giải đáp.


Zalo

(84) 896 555 247