Bạn đã biết V-Proud là đơn vị tiên phong trong đào tạo dung sai kích thước hình học GD&T trong bản vẽ kỹ thuật? Bạn đang cân nhắc một khóa học cá nhân hay cho doanh nghiệp của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của V-Proud để giúp nhà máy bạn đưa ra quyết định tốt hơn.
Từ buổi bình minh của nhân loại, vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo. Thậm chí thời tiền sử đã xuất hiện nhà lãnh đạo. Nhưng khác với khủng long, các nhà lãnh đạo không bị tuyệt chủng.
Kim đo máy CMM là một thiết bj quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo máy CMM. Vậy trong trường hợp nào ta cần thay thế kim đo máy CMM? Và khi thay thế chúng, ta cần lưu ý những yếu tố nào để có thể lựa chọn được một kim đo phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cùng V-proud nhé!
OEE được viết tắt của Overall Effective Equipment – Hiệu suất tổng thể thiết bị được tạo ra bởi chuyên gia Nhật Bản Seiichi Nakajima nhằm theo dõi được hiệu quả của thiết bị trong quá trình vận hành.
OEE là gì?
OEE (Hiệu suất tổng thể thiết bị) được dùng để thể hiện mức độ hiệu quả của máy móc theo tỷ lệ %. Hiệu quả của một thiết bị được đánh giá dựa trên một cách tổng thể của cả 3 yếu tố : thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành. Nói một cách đơn giản nhất, khái niệm OEE là tỷ lệ của Thời gian Sản xuất Hiệu quả so với Thời gian Sản xuất theo Kế hoạch. Trên thực tế, điểm số được tính như sau:
OEE = Tỷ lệ vận hành × Tỷ lệ hiệu suất × Tỷ lệ chất lượng (Availability x Performance x Quality) |
Cho đến nay, OEE là cách bao quát nhất để đo hiệu quả sản xuất các thiết bị của nhà xưởng. Một nhà máy hiệu quả cao với năng suất cao, sẽ có một chỉ số OEE cao. Mặt khác, chỉ số OEE thấp, chỉ ra rằng, nhà máy còn tồn tại nhiều tác vụ ẩn cùng với các tài nguyên chưa được sử dụng hết công suất đang tạo ra tổn thất.
Trên thực tế, OEE là khái niệm tương đối đơn giản, tuy nhiên nó chỉ có thể phát huy hết sức mạnh nếu được áp dụng một cách chặt chẽ và có sự chuẩn bị thích hợp.
Các thất thoát ảnh hưởng đến OEE
Loss 1: Equipment failure loss (Dừng máy do máy hư hỏng)– Thất thoát về chức năng máy móc dừng hoặc chức năng máy móc xuống cấp.
Loss 2: Set‐up &adjustment loss (Cài đặt và điều chỉnh)– Thất thoát liên quan đến hoạt động cài đặt máy móc để thay đổi, điều chỉnh hoạt động sản xuất.
Loss 3: Cutting blade and jig change loss (Thay thế phụ tùng, thiết bị)– Thất thoát liên quan đến việc thay đổi các thiết bị hao mòn theo thời gian của hoạt động sản xuất.
Loss 4: Start up & low down loss (Khởi động và tắt máy)– Thất thoát về tốc độ và sản lượng khi khởi động và tắt dần máy móc.
Loss 5: Minor stoppage and idling losses (Gián đoạn và chạy không tải)– Là thất thoát về công suất chạy máy do những sự cố nhỏ, không xác định thời gian được rõ ràng, hoặc máy phải chạy không tải.
Loss 6: Speed loss (Thất thoát về tốc độ)– Là thất thoát về tốc độ máy (ton/hour) khi máy chạy không hết công suất thiết kế.
Loss 7: Defects and rework loss (Phế phẩm và sản xuất lại)– Là thất thoát về sản phẩm hư hỏng không sử dụng được và thất thoát về thời gian, chi phí để chỉnh sửa, làm lại sản phẩm đó.
Loss 8: Shutdown loss (Dừng máy theo kế hoạch)– Dừng máy có kế hoạch (Cúp điện lực, dừng máy để sửa chữa, dừng máy ăn cơm…). Thất thoát này không ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể thiết bị nhưng làm làm giảm thời gian sản xuất dẫn đến làm giảm sản lượng sản xuất của thiết bị, quy trình.
Ý nghĩa sử dụng hiệu quả OEE trong sản xuất
Dưới đây là những lợi thế của việc sử dụng hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE):
Tham gia vào cách mạng công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất ở quy mô nào cũng nên hiểu rõ khái niệm OEE là gì và có phương án áp dụng hợp lý, có thể giúp duy trì khả năng cạnh tranh trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt ngày nay.
(84) 896 555 247