Tin tức
Bài viết gần đây
V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc
V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc 19/11/2024

V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.

Thiết Kế Ngược Bằng Máy Quét 3D Laser: Ứng Dụng và Quy Trình
Thiết Kế Ngược Bằng Máy Quét 3D Laser: Ứng Dụng và Quy Trình 31/10/2024

Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.

V-PROUD TẠI VIMEXPO2024: "SẴN SÀNG CHINH PHỤC"
V-PROUD TẠI VIMEXPO2024: "SẴN SÀNG CHINH PHỤC" 16/10/2024

"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."

Triển khai nhà máy thông minh nên bắt đầu từ đâu?

23/02/2021 3053

Triển khai nhà máy thông minh là mơ ước của rất nhiều nhà quản lý hiện tại bởi tính năng suất và hiệu quả ưu việt của mô hình này. Tuy nhiên để quản lý quá trình chuyển đổi, các nhà quản lý hiện đại cần xem xét không chỉ các yếu tố công nghệ, mà cả các yếu tố con người, bao gồm đào tạo công nhân và tổ chức các hoạt động xây dựng kỹ năng cá nhân. Trong bài viết này, hãy cùng V-proud tìm hiểu đâu nên là nơi bắt đầu triển khai nhà máy thông minh nhé!

Xác định khái niệm thế nào là nhà máy thông minh

Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà máy thông minh được định nghĩa là một hệ thống sản xuất hợp tác và tích hợp đầy đủ, đáp ứng thời gian thực để đáp ứng nhu cầu và điều kiện thay đổi trong các nhà máy, mạng lưới cung ứng và nhu cầu của khách hàng.

Một định nghĩa khác chỉ ra rằng, nhà máy thông minh được hiểu là một cơ sở cho sản xuất được số hóa và kết nối cao. Các nhà máy thông minh dựa vào sản xuất thông minh, kết nối nhà máy với các thực thể khác trong mạng lưới cung ứng kỹ thuật số, cho phép quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Bản chất là sử dụng hoạt động sản xuất được số hóa để giảm vai trò của con người đồng thời kết nối dữ liệu lên hệ thống quản lý trung tâm, tiến đến điều khiển tự động thông qua các công nghệ như Machine Learning, Trí thông minh nhân tạo,…

Triển khai nhà máy thông minh nên bắt đầu từ đâu

Trên thực tế, tùy vào điều kiện thực tế mỗi doanh nghiệp sẽ có một hướng tiếp cận lên kế hoạch triển khai nhà máy thông minh khác nhau. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một vài nguyên tắc nếu muốn dự án thành công. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải định vị được vị trí và xác định được các tài nguyên mình đang có bằng cách trả lời một vài câu hỏi như: Tầm nhìn kinh doanh và các quy trình sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp là gì? Cách thức truyền dữ liệu giữa các phòng ban khác nhau hiện tại ra sao? Doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống quản trị (ERP, CRM, v.v.) nào, chúng hoạt động ra sao,… Sau khi có câu trả lời cho những câu hỏi này, ta có thể bắt tay vào xác định các thành tố liên quan trong quá trình lên kế hoạch.

Sau khi lên được kế hoạch chi tiết cho dự án, rất nhiều nhà quản trị đồng ý với quan điểm cho rằng chuyển đổi số chính là chía khóa mở đầu cho việc triển khai nhà máy thông minh.

Số hóa – bước đệm trong triển khai nhà máy thông minh

Số hóa dữ liệu không chỉ đơn thuần là xu hướng toàn cầu mà còn là bước đi quan trọng bậc nhất trong mọi bản kế hoạch xây dựng nếu muốn triển khai nhà máy thông minh. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối trong việc quản lý và vận hành. Thực tế cho thấy vấn đề doanh nghiệp cần thực hiện lần lượt các khâu sau trong chuyển dổi số:

  1. Hạ tầng số

Doanh nghiệp cần đánh giá được quy mô của và nhu cầu số hóa của doanh nghiệp thực tế để chuẩn bị cơ sở hạ tầng số. Doanh nghiệp cần xác định sẽ lựa chọn vào đầu tư dịch vụ đám mây tập trung hoặc server vật lý đặt tại cơ sở của mình. Từ đây, doanh nghiệp sẽ đầu tư máy móc điện tử, hạ tầng dữ liệu là cơ sở dữ liệu, công nghệ; xây dựng quy trình, cách vận hành.

Cùng lúc, để vận hành toàn bộ hệ thống này, doanh nghiệp cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển đổi số. Những bộ phận chuyên trách như tư vấn pháp lý, công nghệ thông tin, vận hành sản xuất phải được xây dựng và đào tạo một cách bài bản.

Trong quá trình chuẩn bị triển khai nhà máy thông minh này, nhẫn nại là yếu tố quan trọng bởi quá trình này sẽ tiêu tốn tương đối vật lực và nhân lực trong doanh nghiệp.

  1. Số hoá tư liệu sản xuất

Sau khi xây dựng được hạ tầng phục vụ cho triển khai nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần xác định được tình trạng của máy móc thiết bị hiện có để tiến hành các hình thức kết nối phù hợp. Hệ thống IoT trong doanh nghiệp sẽ giúp kết nối tất cả máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng Internet nội bộ.

Toàn bộ các thông tin được thu thập từ các thiết bị cảm biến, đo đạc hoặc tín hiệu từ các PLC theo thời gian thực sẽ được xử lý,  chia sẻ và được chuyển tới hệ thống  hoạch định phân tích dữ liệu trung tâm.

  1. Số hoá hệ thống quản lý quản trị

Việc số hóa hệ thống thông tin quản trị thật ra không quá to tát, mà doanh nghiệp có thể bắt đầu từ những hoạt động đơn giản nhất như số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ. Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên kết các dữ liệu thu được trong quá trình số hóa để tạo thành bức tranh tổng thể hoạt động trong doanh nghiệp. Để thực hiện được mục đích này, doanh nghiệp cần có hệ thống tích hợp thông tin như hệ thống phần mềm ERP (hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp), và MES (hệ thống điều hành sản xuất)….

Trong khi MES tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất, thì ERP là một giải pháp tổng thể giúp liên kết các sự kiện của khu vực sản xuất với các sự kiện kinh doanh, bán hàng, mua hàng, bảo trì máy móc thiết bị, và tài chính kế toán. ERP có thể hỗ trợ quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả cao hơn, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.

Trong mô hình nhà máy thông minh, dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm kể trên bổ trợ cho nhau, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát nhất về toàn bộ quá trình sản xuất, hoạt động và quản lý từ đó đưa ra các quyết định chính xác nhất liên quan đến hoạt động sản xuất.

Việc triển khai nhà máy thông minh ở mức độ nào sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tiễn và định hướng phát triển của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, bước đầu tiên doanh nghiệp nào cũng phải làm đó là số hóa toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở và là nguồn tài nguyên quan trọng cho việc xây dựng nhà máy thông minh.


Zalo

(84) 896 555 247