Trong thế giới xe điện đang bùng nổ, cái tên Tesla hay BYD thường xuyên chiếm sóng truyền thông. Thế nhưng, ít ai để ý đến một gã khổng lồ thực sự đang đứng sau những chiếc xe này, lặng lẽ cung cấp "trái tim" năng lượng cho chúng: CATL (Contemporary Amperex Technology Co. Ltd.). Dù không ồn ào như những nhà sản xuất xe, CATL đã và đang âm thầm xây dựng một đế chế pin khổng lồ, biến mình thành "ông trùm" thực sự của ngành công nghiệp tỷ đô này.
Khi thế giới bắt đầu những bước chuyển mình mới, hướng tới một tương lai xanh và bền vững, ngành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người dùng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là về mặt kinh tế.
Mahr Engineered Solutions vừa ra mắt một giải pháp hoàn toàn mới dành cho các trạm đo độ nhám và đường viền MarSurf: bộ phận xoay thủ công. Thiết bị này giúp tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng tiếp cận các điểm đo phức tạp trên phôi gia công – một bước tiến quan trọng trong cải tiến hiệu suất đo lường công nghiệp.
Dự án "Chống lừa đảo", do Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC) sáng lập, ra mắt công cụ AI để nhận diện các trang lừa đảo trên Internet.
Người dùng có thể truy cập website "Chống lừa đảo" và nhập đường link nghi ngờ để kiểm tra mức độ an toàn. Hệ thống trả kết quả dựa trên việc đối chiếu cơ sở dữ liệu nội bộ và một số nguồn khác.
Ngô Minh Hiếu cho biết hệ thống hoạt động theo hai chế độ: AI thời gian thực và AI Agent. "Ở chế độ thời gian thực, thuật toán máy học chạy ngay trong trình duyệt của người dùng sẽ phân tích đặc điểm trang web và dự đoán rủi ro. Công cụ AI Agent tự động phân tích trang web có an toàn hay không. Cách tiếp cận kết hợp này giúp tăng tốc độ xử lý", Hiếu nói.
Website cũng tích hợp chatbot hỗ trợ nạn nhân phản ánh, kiểm tra đường link và các mẹo tự bảo vệ khỏi kẻ lừa đảo.
Chatbot AI hỗ trợ người dùng phòng tránh, báo cáo lừa đảo trực tuyến. Ảnh: Trọng Đạt
Theo nhà sáng lập, dự án khuyến khích cộng đồng cùng phát hiện và báo cáo các trang độc hại. Bên cạnh website, người dùng có thể gửi phản ánh qua Facebook, Telegram hoặc email của nhóm. Đội ngũ chuyên gia sẽ xác minh, đối chiếu trước khi đưa vào "danh sách đen".
Dự án cũng cung cấp tiện ích mở rộng (extension) trên trình duyệt để cảnh báo khi truy cập vào trang web giả mạo hoặc có nội dung xấu.
Ra mắt năm 2020, "Chống lừa đảo" đã hỗ trợ 26.000 nạn nhân bị lừa trực tuyến và được vinh tranh trong Top 10 sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số thuộc giải thưởng Make in Viet Nam 2022.
Trọng Đạt
(84) 896 555 247