Tin tức
Bài viết gần đây
Thiết bị nhỏ – Hiệu năng lớn: Giải pháp đo độ nhám di động MarSurf từ Mahr
Thiết bị nhỏ – Hiệu năng lớn: Giải pháp đo độ nhám di động MarSurf từ Mahr 19/05/2025

Trong bối cảnh sản xuất hiện đại, nơi yêu cầu về tính linh hoạt, độ chính xác và tốc độ xử lý dữ liệu ngày càng trở nên khắt khe, các giải pháp đo lường di động đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì kiểm soát chất lượng ngay tại hiện trường. Đáp ứng xu thế đó, Mahr đã phát triển dòng thiết bị đo độ nhám di động MarSurf PS 10, MarSurf M 310 và MarSurf M 410

MarSurf LD 140/280 – Giải pháp đo lường tích hợp tiên tiến cho hiệu suất tối ưu
MarSurf LD 140/280 – Giải pháp đo lường tích hợp tiên tiến cho hiệu suất tối ưu 19/05/2025

Mahr tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực đo lường chính xác với trạm đo mới MarSurf LD 140/LD 280, tích hợp khả năng đo đồng thời độ nhám và đường viền – tất cả chỉ trong một phép đo duy nhất. Đây là giải pháp lý tưởng dành cho các doanh nghiệp cần kiểm soát chất lượng cao nhưng vẫn tối ưu chi phí và thời gian sản xuất.

Ứng dụng thực tế của thiết bị đo trục Mahr MarShaft SCOPE 1000 plus trong ngành công nghiệp
Ứng dụng thực tế của thiết bị đo trục Mahr MarShaft SCOPE 1000 plus trong ngành công nghiệp 15/05/2025

Trong các ngành sản xuất hiện đại như ô tô, hàng không, cơ khí chính xác, việc kiểm soát chất lượng các chi tiết quay (shaft) như trục cam, trục truyền động, bánh răng là yếu tố then chốt để đảm bảo độ bền và hiệu suất sản phẩm. Đặc biệt, với các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao, việc sử dụng các phương pháp đo truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế.

Kết nối cung-cầu, phát triển thị trường khoa học và công nghệ

07/01/2021 3067

Chuỗi kết nối cung-cầu công nghệ được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, góp phần kết nối, xúc tiến KHCN, nâng cao năng lực và tăng khả năng cạnh tranh, giúp phát triển kinh tế-xã hội.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (ĐHQGHN) và Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ

(Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ). Ảnh: VGP/Hoàng Giang

Sáng 24/12, tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp (ĐHQGHN) phối hợp Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) tổ chức lễ khai trương chuỗi hoạt động kết nối và tuần lễ cung cầu KHCN.

Bà Trần Thị Hồng Lan, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ (Bộ KH&CN) cho biết, thời gian qua, trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ chế, chính sách về KHCN đã được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới để đưa KHCN thực sự đồng hành, thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương. Bộ KH&CN cùng với các bộ, ngành đã, đang xây dựng và ban hành đồng bộ hành lang pháp lý, các cơ chế, chính sách cần thiết để phát triển thị trường KHCN.

Hoạt động kết nối cung-cầu công nghệ là một trong các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát triển thị trường KHCN của Việt Nam, là hoạt động định kỳ, thường xuyên được Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai ở quy mô quốc gia, vùng, qua đó xác định nhu cầu công nghệ và kết nối với nguồn cung công nghệ phù hợp; thực hiện hoạt động tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ và tiếp cận với các quỹ đầu tư, kênh tài chính trong nước và quốc tế; khai thác và đưa nhanh các kết quả nghiên cứu, công nghệ mới vào thực tiễn; tổ chức tôn vinh các doanh nghiệp đổi mới công nghệ tiêu biểu, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Chuỗi kết nối cung-cầu công nghệ được tổ chức tại ĐHQGHN nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, góp phần kết nối, xúc tiến KHCN, nâng cao năng lực và tăng khả năng cạnh tranh, giúp phát triển kinh tế-xã hội.

Theo ông Vương Quốc Thắng, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao tri thức và hỗ trợ khởi nghiệp, Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được xác định là nền tảng để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành tựu KHCN hiện đại, lành mạnh hóa thị trường KHCN và môi trường kinh doanh ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp.

Với tầm nhìn trở thành đại học đa ngành đa lĩnh vực có tính hội nhập cao theo định hướng nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ĐHQGHN luôn thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, chuyển giao tri thức góp phần phát triển xây dựng đất nước.

Các hoạt động nghiên cứu và phát triển của ĐQHGHN nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra, gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, tạo ra giá trị cho cộng đồng góp phần phát triển kinh tế-xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Chương trình được tổ chức trong 3 ngày (từ 24-26/12), gồm các hoạt động như trình bày ý tưởng kết nối đầu tư, xúc tiến chuyển giao khoa học công nghệ, trưng bày sản phẩm KHCN… Thông qua chương trình này, các cơ sở giáo dục đại học, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý sẽ gặp gỡ, kết nối, hình thành phát triển thị trường KHCN, mở rộng hợp tác giữa các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, đưa KHCN vào thực tiễn phục vụ cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội.

Nguồn: Chinhphu.vn


Zalo

(84) 896 555 247