Khi thế giới bắt đầu những bước chuyển mình mới, hướng tới một tương lai xanh và bền vững, ngành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người dùng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là về mặt kinh tế.
Mahr Engineered Solutions vừa ra mắt một giải pháp hoàn toàn mới dành cho các trạm đo độ nhám và đường viền MarSurf: bộ phận xoay thủ công. Thiết bị này giúp tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng tiếp cận các điểm đo phức tạp trên phôi gia công – một bước tiến quan trọng trong cải tiến hiệu suất đo lường công nghiệp.
Trong quá trình gia công cơ khí chính xác, việc kiểm soát độ nhám bề mặt là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của chi tiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận tiện để mang mẫu đến phòng thí nghiệm đo lường. Đó là lý do MarSurf PS 10 – thiết bị đo độ nhám bề mặt cầm tay của Mahr (Đức) – trở thành giải pháp lý tưởng cho các nhà máy tại Việt Nam.
Đại diện TikTok Việt Nam cho biết nền tảng sẽ xử lý các video tóm tắt phim trong 48 tiếng sau khi nhận được báo cáo vi phạm bản quyền.
Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện TikTok Việt Nam, xác nhận tình trạng video tóm tắt, tổng hợp nội dung phim khá phổ biến, nhất là các phim đang "hot" trên mạng xã hội.
Theo ông, TikTok hiện hợp tác chính thức với hầu hết nhà sản xuất phim tại Việt Nam trong việc quảng bá phim mới. Tuy nhiên, ngoài thông tin giới thiệu chính thức còn xuất hiện nhiều video do người dùng tự cắt ghép, tiết lộ tình tiết chính hoặc tóm tắt toàn bộ nội dung phim.
Video tóm tắt phim xuất hiện trên nền tảng mạng xã hội. Ảnh: Minh Sơn
"Việc tóm tắt phim gần như luôn xảy ra khi phim ra mắt và thu hút sự chú ý. Với những trường hợp bị phát hiện vi phạm bản quyền, TikTok sẽ xử lý trong vòng 48 tiếng sau khi nhận được báo cáo", ông Thanh nói.
TikTok hiện áp dụng hai hình thức quản lý nội dung âm nhạc, gồm kho âm thanh thương mại mà TikTok đã mua bản quyền và âm thanh do người dùng tự tải lên, thuộc trách nhiệm cá nhân. Người dùng có thể báo nội dung nghi ngờ vi phạm bằng cách vào "menu" và chọn tính năng "report", hệ thống sẽ tiếp nhận, chuyển đến đội ngũ kiểm duyệt để đánh giá.
Theo quy định, TikTok chỉ xử lý video vi phạm bản quyền khi có yêu cầu từ phía chủ sở hữu nội dung. "Các nền tảng không thể tự ý gỡ bỏ nội dung nếu chưa có khiếu nại. Đây là quyền của nhà sản xuất và người sáng tạo nội dung", đại diện nền tảng nói.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, đại diện tại Việt Nam của nền tảng TikTok. Ảnh: Trọng Đạt
Ngoài công cụ kỹ thuật, TikTok cũng kết hợp sử dụng đội ngũ nhân sự Việt Nam để đánh giá trường hợp phức tạp. "Chúng tôi có một nhóm hiểu văn hóa và pháp luật Việt Nam để rà soát khi nhận được phản ánh từ cộng đồng hoặc yêu cầu từ cơ quan chức năng", ông Thanh cho hay.
Trong sự kiện chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) diễn ra ngày 25/4 ở Hà Nội, ông Lê Hoàng Long, Cục trưởng Sở hữu trí tuệ, nhận định: "Trong thời đại số, việc sao chép và khai thác trái phép sản phẩm âm nhạc, phim ảnh trên nền tảng số diễn ra rất dễ dàng, đòi hỏi một hệ thống sở hữu trí tuệ hiệu quả và phù hợp để kịp thời ngăn chặn".
Ở góc độ quản lý nhà nước, Cục đang phối hợp với các Bộ, ngành để nâng cao nhận thức cộng đồng về quyền sở hữu trí tuệ. Song song, Cục cũng hỗ trợ doanh nghiệp, trường học và viện nghiên cứu trong việc bảo hộ và thương mại hóa tài sản trí tuệ.
"Sở hữu trí tuệ là một trụ cột quan trọng trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia. Chúng tôi sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách và đẩy mạnh giáo dục nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của tài sản trí tuệ", ông Long nói.
Trọng Đạt
(84) 896 555 247