Khi thế giới bắt đầu những bước chuyển mình mới, hướng tới một tương lai xanh và bền vững, ngành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người dùng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là về mặt kinh tế.
Mahr Engineered Solutions vừa ra mắt một giải pháp hoàn toàn mới dành cho các trạm đo độ nhám và đường viền MarSurf: bộ phận xoay thủ công. Thiết bị này giúp tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng tiếp cận các điểm đo phức tạp trên phôi gia công – một bước tiến quan trọng trong cải tiến hiệu suất đo lường công nghiệp.
Trong quá trình gia công cơ khí chính xác, việc kiểm soát độ nhám bề mặt là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của chi tiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận tiện để mang mẫu đến phòng thí nghiệm đo lường. Đó là lý do MarSurf PS 10 – thiết bị đo độ nhám bề mặt cầm tay của Mahr (Đức) – trở thành giải pháp lý tưởng cho các nhà máy tại Việt Nam.
Cá robot do các nhà khoa học tại Đại học Havard (Mỹ) chế tạo có thể bơi theo đàn mà không cần điều khiển từ bên ngoài.
Lấy cảm hứng từ hình ảnh đàn cá gồm hàng nghìn con chuyển động đều tăm tắp, các nhà nghiên cứu từ Viện Wyss và Trường Kỹ thuật, Khoa học Ứng dụng John A. Paulson (SEAS) thuộc Đại học Harvard của Mỹ đã phát triển một mẫu cá robot in 3D có khả năng điều phối chuyển động dưới nước mà không cần bất kỳ sự điều khiển nào từ bên ngoài.
Cá robot có tên Bluebot, được trang bị 2 camera ở mắt và 3 đèn LED xanh trên thân. Mỗi robot chỉ dài khoảng 10 cm và sử dụng những chiếc vây nhỏ thay vì chân vịt để chuyển động được dễ dàng và linh hoạt hơn so với các thiết bị không người lái ở dưới nước khác.
Bluebot được lấy cảm hứng thiết kế từ loài cá đuôi gai xanh sinh sống tại các rạn san hô ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhờ đôi mắt camera phát hiện ánh sáng đèn LED và một thuật toán giúp xác định khoảng cách, phương hướng, khi thả xuống dưới bể nước, những cá robot này tự động bơi theo vòng tròn xung quanh một điểm và lặp lại những chuyển động mà không cần sự tác động của bên ngoài.
Người đứng đầu nghiên cứu Florian Berlinger cho hay phát minh mới này được đánh giá là hữu ích trong ứng dụng tương lai, ví dụ như tìm kiếm cứu hộ người bị nạn trên biển, giám sát môi trường hoặc cơ sở hạ tầng.
Trong một cuộc thử nghiệm, ông Berlinger mô tả những con cá robot được thả khắp bể nước để tìm kiếm nguồn sáng. Khi một con phát hiện ra ánh sáng, đèn LED gắn trên thân nó sẽ nhấp nháy, phát tín hiệu đến các con cá khác trong đàn để cùng tụ tập quanh ánh sáng đó.
Hầu hết hệ thống robot dưới nước hiện nay dựa vào từng robot riêng lẻ giao tiếp với nhau qua radio và định vị GPS. Hệ thống mới đã tiến gần hơn đến việc bắt chước hành vi tự nhiên phức tạp của cá.
Nguồn: baochinhphu.vn
(84) 896 555 247