Khi thế giới bắt đầu những bước chuyển mình mới, hướng tới một tương lai xanh và bền vững, ngành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người dùng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là về mặt kinh tế.
Mahr Engineered Solutions vừa ra mắt một giải pháp hoàn toàn mới dành cho các trạm đo độ nhám và đường viền MarSurf: bộ phận xoay thủ công. Thiết bị này giúp tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng tiếp cận các điểm đo phức tạp trên phôi gia công – một bước tiến quan trọng trong cải tiến hiệu suất đo lường công nghiệp.
Trong quá trình gia công cơ khí chính xác, việc kiểm soát độ nhám bề mặt là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của chi tiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận tiện để mang mẫu đến phòng thí nghiệm đo lường. Đó là lý do MarSurf PS 10 – thiết bị đo độ nhám bề mặt cầm tay của Mahr (Đức) – trở thành giải pháp lý tưởng cho các nhà máy tại Việt Nam.
Lò phản ứng do Trung Quốc hợp tác xây dựng cùng với Nga trên Mặt Trăng sẽ cung cấp điện cho trạm định cư ở cực nam vào năm 2035.
Mô phỏng phi hành gia hoạt động trên Mặt Trăng. Ảnh: CNSA
Trung Quốc đang xem xét xây dựng một nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng để cung cấp năng lượng cho Trạm nghiên cứu Mặt Trăng quốc tế (ILRS), dự án hợp tác phát triển cùng với Nga. Kế hoạch được chia sẻ bởi Pei Zhaoyu, kỹ sư trưởng của nhiệm vụ Hằng Nga 8 trong một cuộc họp báo hôm 23/4, theo Interesting Engineering.
Nhiệm vụ Hằng Nga 8 dự kiến phóng năm 2028 là một bước chủ chốt trong tham vọng vũ trụ của Trung Quốc, giúp chuẩn bị căn cứ định cư vĩnh viễn vào năm 2030 và khám phá cách sản xuất năng lượng trên Mặt Trăng. Dù năng lượng hạt nhân là một phương án thuyết phục, Pei chia sẻ các nhà chức trách cũng đang thảo luận về những lựa chọn thay thế khác cho trạm vũ trụ ILRS.
Năng lượng là một trong những thách thức lớn nhất đối với trạm ILRS, theo Wu Weiren, nhà thiết kế chính trong chương trình khám phá Mặt Trăng của Trung Quốc. ILRS sẽ cần một nguồn năng lượng dài hạn đáng tin cậy để vượt qua điều kiện khắc nghiệt trên Mặt Trăng. Trình độ của Nga về công nghệ hạt nhân vũ trụ sẽ đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch. Năm 2024, cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cũng tiết lộ họ đang hướng tới xây dựng lò phản ứng trên Mặt Trăng với Trung Quốc vào năm 2035. Sự cộng tác này sẽ cung cấp cho ILRS nguồn điện liên tục và cho phép thực hiện những nhiệm vụ khám phá Mặt Trăng dài hạn.
Chương trình vũ trụ của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong 20 năm qua. Sau khi trở thành nước thứ ba đưa người vào không gian năm 2003 với nhiệm vụ Thần Châu 5, Trung Quốc hạ cánh robot tự hành Hằng Nga 3 trên Mặt Trăng sau một thập kỷ. Trung Quốc là nước thứ hai đưa robot tự hành tới sao Hỏa và đặt mục tiêu chở người đến hành tinh đỏ năm 2033.
Nếu xây dựng thành công nhà máy điện hạt nhân trên Mặt Trăng, Trung Quốc có thể thay đổi tương lai của khám phá vũ trụ, mở ra tiềm năng sản xuất năng lượng và vận chuyển hàng hóa ở quy mô lớn. Theo Bảo tàng Hoàng gia Greenwich, Mặt Trăng chứa nhiều mỏ oxit kim loại, titan, đất hiếm và nhôm giá trị. Đặc biệt, đồng vị hiếm heli-3 có thể giải quyết nhu cầu năng lượng của nhân loại trong khoảng 10.000 năm.
An Khang (Theo Interesting Engineering)
(84) 896 555 247