Tin tức
Bài viết gần đây
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí 15/07/2025

Ren API (American Petroleum Institute) đóng vai trò sống còn trong ngành công nghiệp dầu khí, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của các kết nối trong điều kiện khắc nghiệt. Việc kiểm tra ren API một cách chính xác là vô cùng quan trọng, nhưng các phương pháp truyền thống đôi khi gặp nhiều thách thức.

Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren
Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren 15/07/2025

Ren là một yếu tố thiết kế quan trọng trong vô số ứng dụng công nghiệp, từ ốc vít và bu lông đến ống dẫn và các bộ phận phức tạp khác. Việc đảm bảo chất lượng ren, bao gồm kích thước, hình dạng và độ hoàn thiện, là yếu tố then chốt để đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu suất của các sản phẩm lắp ráp. Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra ren truyền thống đôi khi có thể gây hư hại hoặc khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp?
Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp? 15/07/2025

Trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng công nghiệp, việc kiểm tra và đánh giá vật liệu, bộ phận và sản phẩm mà không gây hư hại là vô cùng quan trọng. Đây chính là vai trò của Kiểm tra không phá hủy (Non-Destructive Testing - NDT). NDT không chỉ giúp phát hiện các khuyết tật tiềm ẩn mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian bằng cách bảo toàn tính toàn vẹn của sản phẩm.

Các phương pháp đo lường đo kiểm trong cơ khí

09/01/2021 5322

Đối với ngành công nghiệp cơ khí, để có thể kiểm tra được chính xác các chi tiết trong quá trình gia công, nhà sản xuất sẽ áp dụng phương pháp đo lường cơ khí.

Độ chính xác gia công là gì?

Trong ngành cơ khí, độ chính xác gia công đóng một vai trò quan trọng. Chúng giúp đảm bảo được những yêu cầu cần thiết của thiết bị, máy móc khi hoạt động về mức độ chịu tải trọng, áp lực lớn và tốc độ cao… Độ chính xác gia công chính là mức độ đạt được chính xác trong quá trình gia công so với những yêu cầu của thiết kế.

Độ chính xác gia công được hiển thị qua những sai lệch về hình dáng trong hình học, sai số về kích thước hoặc những sai lệch về vị trí tương đối giữa những yếu tố hình học của từng chi tiết được hiển thị qua dung sai. Bên cạnh đó, độ chính xác gia công còn có thể thể hiện được phần nào độ nhám bề mặt.

Dung sai là gì?

Dung sai chính là đặc trưng về độ chính xác theo yêu cầu đối với kích thước hay còn được gọi là độ chính xác thiết kế. Dung sai được ghi kèm với kích thước danh nghĩa được hiển thị trên bản vẽ kỹ thuật.

Những phương pháp đo lường cơ khí

Có nhiều phương pháp đo kiểm cơ khí mà bạn có thể áp dụng như:

  • Phương pháp đo trực tiếp: Đây là phương pháp đo thể hiện giá trị đại lượng đo được xác định một cách trực tiếp qua số đo hoặc chỉ số được hiển thị trên dụng cụ đo. Phương pháp đo trực tiếp gồm có 2 cách đo:
  • Đo trực tiếp tuyệt đối: Phương pháp đo này chuyên dùng để đo trực tiếp phần kích thước cần thực hiện đo, trên vạch chỉ thị của dụng cụ đo giá trị đo sẽ hiển thị trực tiếp.
  • Đo trực tiếp so sánh: Thường sử dụng nhằm xác định chính xác những trị số sai lệch của kích thước với mẫu đo chuẩn. Để tính giá trị sai số, bạn lấy đại số kích thước mẫu chuẩn cộng với trị số sai lệch.
  • Phương pháp đo gián tiếp: Phương pháp đo lường cơ khí gián tiếp được sử dụng nhằm xác định được kích thước gián tiếp thông qua những kết quả đo các đại lượng liên quan đến những đại lượng đo.
  • Phương pháp đo phân tích: Đo phân tích hay còn được gọi là đo từng phận được sử dụng để xác định những thông số của chi tiết riêng biệt, những chi tiết này hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau.

Dụng cụ đo

Những loại dụng cụ đo được sử dụng trong phương pháp đo kiểm cơ khí có thể kể đến như: thước cuộn, thước thẳng, thước lá, thước dây, thước đo góc, thước cặp, panme, compa, đồng hồ so, căn mẫu, calips…

Những loại thiết bị đo hiện đại được sử dụng như: đầu đo bằng laze hoặc siêu âm, đầu đo khí nén, thiết bị đo bằng điện hoặc điện tử, thiết bị quang học. Cụ thể:

  • Thước cặp: Được biết đến là dụng cụ đo đa năng được dùng để đo những kích thước ngắn (khoảng cách, chiều sâu, chiều dài, đường kính lỗ…) và giới hạn. Độ chính xác của thước cặp khoảng ± (0,02÷0,05)mm.
  • Thước lá: Vạch chia của thước lá từ 0.5 – 1mm với độ chính xác khoảng ±0,5mm.
  • Panme: Đây là dụng cụ chuyên dùng để đo lỗ, rãnh, đường kính ngoài… với độ chính xác gần như tuyệt đối có thể lên đến ±(0,005÷0,01)mm. Tuy nhiên panme chỉ có thể đo được kích thước giới hạn.
  • Calip: Dụng cụ này được sử dụng phổ biến để kiểm tra kích thước giới hạn của các sản phẩm.
  • Đồng hồ so: Được sử dụng để kiểm tra những sai số đo so với kích thước chuẩn thông qua bàn gá, bàn rà chuẩn. Vì vậy nó có thể kiểm tra trên nhiều dạng bề mặt khác nhau. Bên cạnh đó, đồng hồ so còn có thể xác định được độ không vuông góc, độ không song song, độ tròn, độ đồng tâm, độ đảo hay độ thẳng…
  • Dưỡng: Chuyên dùng để kiểm tra hình dáng hoặc một kích thước.

Bên cạnh các thiết bị đo truyền thống nêu trên, những năm trở lại đây, sử dụng máy đo 3D quang học để đo kiểm trở nên rất phổ biến. Máy đo 3D quang học có thể đo được toàn bộ bề mặt sản phẩm với biên dạng phức tạp. Máy sử dụng công nghệ ánh sáng xanh, thời gian quét nhanh, độ phân giải và chính xác cao, cho kết quả là biểu đồ màu trực quan dễ theo dõi – Máy đo 3D quang học hiện đang là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong đo kiểm, giúp kiểm soát hiệu quả chất lượng sản phẩm

Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng máy đo kiểm 3D khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến các dòng máy quét 3D của hãng GOM. GOM được ví như “người anh cả”, luôn đi đầu về chất lượng và công nghệ trong lĩnh vực đo kiểm, với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, GOM tự tin đáp ứng được yêu cầu đo kiểm đa dạng của người dùng.

Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn những phương pháp đo lường cơ khí hiệu quả thường được sử dụng. Để mang lại kết quả chính xác nhất, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để chọn phương pháp phù hợp nhất nhé!

 


Zalo

(84) 896 555 247