Tin tức
Bài viết gần đây
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD 15/03/2024

Bạn đã biết V-Proud là đơn vị tiên phong trong đào tạo dung sai kích thước hình học GD&T trong bản vẽ kỹ thuật? Bạn đang cân nhắc một khóa học cá nhân hay cho doanh nghiệp của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của V-Proud để giúp nhà máy bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO
NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO 20/01/2022

Từ buổi bình minh của nhân loại, vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo. Thậm chí thời tiền sử đã xuất hiện nhà lãnh đạo. Nhưng khác với khủng long, các nhà lãnh đạo không bị tuyệt chủng.

Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM)
Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM) 04/01/2022

Kim đo máy CMM là một thiết bj quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo máy CMM. Vậy trong trường hợp nào ta cần thay thế kim đo máy CMM? Và khi thay thế chúng, ta cần lưu ý những yếu tố nào để có thể lựa chọn được một kim đo phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cùng V-proud nhé!

Các phương pháp đo lường đo kiểm trong cơ khí

09/01/2021 2077

Đối với ngành công nghiệp cơ khí, để có thể kiểm tra được chính xác các chi tiết trong quá trình gia công, nhà sản xuất sẽ áp dụng phương pháp đo lường cơ khí.

Độ chính xác gia công là gì?

Trong ngành cơ khí, độ chính xác gia công đóng một vai trò quan trọng. Chúng giúp đảm bảo được những yêu cầu cần thiết của thiết bị, máy móc khi hoạt động về mức độ chịu tải trọng, áp lực lớn và tốc độ cao… Độ chính xác gia công chính là mức độ đạt được chính xác trong quá trình gia công so với những yêu cầu của thiết kế.

Độ chính xác gia công được hiển thị qua những sai lệch về hình dáng trong hình học, sai số về kích thước hoặc những sai lệch về vị trí tương đối giữa những yếu tố hình học của từng chi tiết được hiển thị qua dung sai. Bên cạnh đó, độ chính xác gia công còn có thể thể hiện được phần nào độ nhám bề mặt.

Dung sai là gì?

Dung sai chính là đặc trưng về độ chính xác theo yêu cầu đối với kích thước hay còn được gọi là độ chính xác thiết kế. Dung sai được ghi kèm với kích thước danh nghĩa được hiển thị trên bản vẽ kỹ thuật.

Những phương pháp đo lường cơ khí

Có nhiều phương pháp đo kiểm cơ khí mà bạn có thể áp dụng như:

  • Phương pháp đo trực tiếp: Đây là phương pháp đo thể hiện giá trị đại lượng đo được xác định một cách trực tiếp qua số đo hoặc chỉ số được hiển thị trên dụng cụ đo. Phương pháp đo trực tiếp gồm có 2 cách đo:
  • Đo trực tiếp tuyệt đối: Phương pháp đo này chuyên dùng để đo trực tiếp phần kích thước cần thực hiện đo, trên vạch chỉ thị của dụng cụ đo giá trị đo sẽ hiển thị trực tiếp.
  • Đo trực tiếp so sánh: Thường sử dụng nhằm xác định chính xác những trị số sai lệch của kích thước với mẫu đo chuẩn. Để tính giá trị sai số, bạn lấy đại số kích thước mẫu chuẩn cộng với trị số sai lệch.
  • Phương pháp đo gián tiếp: Phương pháp đo lường cơ khí gián tiếp được sử dụng nhằm xác định được kích thước gián tiếp thông qua những kết quả đo các đại lượng liên quan đến những đại lượng đo.
  • Phương pháp đo phân tích: Đo phân tích hay còn được gọi là đo từng phận được sử dụng để xác định những thông số của chi tiết riêng biệt, những chi tiết này hoàn toàn không phụ thuộc vào nhau.

Dụng cụ đo

Những loại dụng cụ đo được sử dụng trong phương pháp đo kiểm cơ khí có thể kể đến như: thước cuộn, thước thẳng, thước lá, thước dây, thước đo góc, thước cặp, panme, compa, đồng hồ so, căn mẫu, calips…

Những loại thiết bị đo hiện đại được sử dụng như: đầu đo bằng laze hoặc siêu âm, đầu đo khí nén, thiết bị đo bằng điện hoặc điện tử, thiết bị quang học. Cụ thể:

  • Thước cặp: Được biết đến là dụng cụ đo đa năng được dùng để đo những kích thước ngắn (khoảng cách, chiều sâu, chiều dài, đường kính lỗ…) và giới hạn. Độ chính xác của thước cặp khoảng ± (0,02÷0,05)mm.
  • Thước lá: Vạch chia của thước lá từ 0.5 – 1mm với độ chính xác khoảng ±0,5mm.
  • Panme: Đây là dụng cụ chuyên dùng để đo lỗ, rãnh, đường kính ngoài… với độ chính xác gần như tuyệt đối có thể lên đến ±(0,005÷0,01)mm. Tuy nhiên panme chỉ có thể đo được kích thước giới hạn.
  • Calip: Dụng cụ này được sử dụng phổ biến để kiểm tra kích thước giới hạn của các sản phẩm.
  • Đồng hồ so: Được sử dụng để kiểm tra những sai số đo so với kích thước chuẩn thông qua bàn gá, bàn rà chuẩn. Vì vậy nó có thể kiểm tra trên nhiều dạng bề mặt khác nhau. Bên cạnh đó, đồng hồ so còn có thể xác định được độ không vuông góc, độ không song song, độ tròn, độ đồng tâm, độ đảo hay độ thẳng…
  • Dưỡng: Chuyên dùng để kiểm tra hình dáng hoặc một kích thước.

Bên cạnh các thiết bị đo truyền thống nêu trên, những năm trở lại đây, sử dụng máy đo 3D quang học để đo kiểm trở nên rất phổ biến. Máy đo 3D quang học có thể đo được toàn bộ bề mặt sản phẩm với biên dạng phức tạp. Máy sử dụng công nghệ ánh sáng xanh, thời gian quét nhanh, độ phân giải và chính xác cao, cho kết quả là biểu đồ màu trực quan dễ theo dõi – Máy đo 3D quang học hiện đang là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong đo kiểm, giúp kiểm soát hiệu quả chất lượng sản phẩm

Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng máy đo kiểm 3D khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến các dòng máy quét 3D của hãng GOM. GOM được ví như “người anh cả”, luôn đi đầu về chất lượng và công nghệ trong lĩnh vực đo kiểm, với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, GOM tự tin đáp ứng được yêu cầu đo kiểm đa dạng của người dùng.

Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn những phương pháp đo lường cơ khí hiệu quả thường được sử dụng. Để mang lại kết quả chính xác nhất, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để chọn phương pháp phù hợp nhất nhé!

 


Zalo

(84) 896 555 247