Tin tức
Bài viết gần đây
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí 15/07/2025

Ren API (American Petroleum Institute) đóng vai trò sống còn trong ngành công nghiệp dầu khí, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của các kết nối trong điều kiện khắc nghiệt. Việc kiểm tra ren API một cách chính xác là vô cùng quan trọng, nhưng các phương pháp truyền thống đôi khi gặp nhiều thách thức.

Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren
Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren 15/07/2025

Ren là một yếu tố thiết kế quan trọng trong vô số ứng dụng công nghiệp, từ ốc vít và bu lông đến ống dẫn và các bộ phận phức tạp khác. Việc đảm bảo chất lượng ren, bao gồm kích thước, hình dạng và độ hoàn thiện, là yếu tố then chốt để đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu suất của các sản phẩm lắp ráp. Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra ren truyền thống đôi khi có thể gây hư hại hoặc khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp?
Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp? 15/07/2025

Trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng công nghiệp, việc kiểm tra và đánh giá vật liệu, bộ phận và sản phẩm mà không gây hư hại là vô cùng quan trọng. Đây chính là vai trò của Kiểm tra không phá hủy (Non-Destructive Testing - NDT). NDT không chỉ giúp phát hiện các khuyết tật tiềm ẩn mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian bằng cách bảo toàn tính toàn vẹn của sản phẩm.

Phân Biệt CQ & CO

23/06/2021 9759

CQ là gì? CO là gì ? Phân biệt CQ và CO

CQ là gì?

CQ là viết tắt của từ tiếng anh ” Certificate of Quality ” là chứng chỉ chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Mục đích của loại giấy này là để chứng minh sản phẩm sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo sản phẩm đó

Phần lớn các cơ quan chứng nhận sản phẩm (hoặc các chứng nhận sản phẩm) đều sẽ được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996

Chúng chỉ chất lượng sẽ có 2 hình thức

Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn (Chứng nhận tự nguyện): Đây là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng trong nước hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/ cá nhân.

Theo nguyên tắc, đây là hoạt động tự nguyện, nhưng nó sẽ trở thành bắt buộc trong trường hợp khách hàng yêu cầu. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn phụ thuộc vào các tổ chức hay cá nhân chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức hay cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải phù hợp với từng sản phẩm để đảm bảo độ chính xác.

Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật (Chứng nhận bắt buộc): Việc chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước (ở Trung ương hoặc địa phương), thông thường là các chứng nhận liên quan đến các vấn đề về an toàn, vệ sinh hay môi trường (công bố hợp quy). Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Vai trò của Certificate of Quality (CQ)

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm certificate of quality khá quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể:

– CQ là phương tiện giúp chứng minh hàng hóa sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Đại đa số các cơ quan chứng nhận chất lượng sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.

– Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ rất quan trọng đối với cả nhà sản xuất và khách hàng của mình. Nó giúp xác nhận chất lượng hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như đã công bố hay không.

– Chứng chỉ chất lượng CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan (trừ trường hợp một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký)

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa sản phẩm chỉ được phép công bố các tiêu chuẩn chất lượng và cấp phép các giấy tờ xuất xưởng chứng nhận như hàng chuẩn,… chứ không được phép cấp giấy chứng nhận CQ. Giấy chứng nhận này phải là cơ quan độc lập có chức năng cấp (thường thì cơ quan nhà nước có các thiết bị thẩm định chất lượng).

Thực tế, cần phải có một bên độc lập chuyên kiểm định chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Vì đây là thước đo chuẩn nhất cho các mặt hàng có cùng chức năng, mẫu mã của các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau. Từ đây, người mua có thể so sánh và lựa chọn các tiêu chí sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đối với các doanh nghiệp, nên hoàn thành thủ tục này vì về lâu về dài sẽ rất có lợi.  

CO là gì ?

CO viết tắt của từ tiếng anh ” Certificate of origin “ là chứng nhận xuất xử của hàng hóa sản phẩm là giấy tờ cực kỳ quan trọng và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung để làm thủ tục cho hoàng hóa xuất nhập khẩu và những công việc liên quan

Vai trò của Certificate of Origin

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.

Vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ, dù bạn là chủ hàng tự làm hay qua công ty dịch vụ khai báo hải quan thì đều cần kiểm tra và đối chiếu các số liệu, để tránh bị bác C/O, hoặc phải xác minh C/O thì cũng rất mất thời gian.

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào.

Hiện phổ biến có những loại sau đây:

  • C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
  • C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc). 
  • C/O form EAV (Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)
  • C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam – Hàn Quốc)
  • C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)
  • C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
  • C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)
  • C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
  • C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)
  • C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

Hiện nay có 2 Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận Co và CQ

+ Bộ công thương Việt Nam

+ Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam ” VCCI “

 


Zalo

(84) 896 555 247