Tin tức
Bài viết gần đây
Doanh nghiệp đặt nhiều khóa học GD&T của V-Proud cho nhân sự: Khẳng định chất lượng và uy tín
Doanh nghiệp đặt nhiều khóa học GD&T của V-Proud cho nhân sự: Khẳng định chất lượng và uy tín 03/01/2025

Trong xu hướng toàn cầu hóa và chuyển đổi công nghiệp, việc đảm bảo chất lượng và độ chính xác trong thiết kế và sản xuất đã trở thành một yêu cầu bắt buộc. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các khóa đào tạo GD&T (Geometric Dimensioning and Tolerancing) như là một giải pháp tăng cường năng lực cho đội ngũ kỹ thuật. Tại Việt Nam, V-Proud đã trở thành địa chỉ đào tạo được nhiều doanh nghiệp tin tưởng.

V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc
V-Proud đào tạo GD&T cho doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện linh kiện ô tô của Hàn Quốc 19/11/2024

V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.

V-Proud tài trợ khóa đào tạo GD&T tại chương trình con quay đại chiến – triển lãm FBC 2024
V-Proud tài trợ khóa đào tạo GD&T tại chương trình con quay đại chiến – triển lãm FBC 2024 09/10/2024

Sự kiện trao tặng khóa học GD&T của V-Proud cho đội thắng cuộc không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chương trình Con Quay Đại Chiến tại triển lãm FBC 2024 mà còn thể hiện cam kết của V-Proud trong việc hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành cơ khí chính xác. Chúng tôi tin rằng, với những kiến thức chuyên sâu từ khóa học này, đội thi sẽ tiếp tục tỏa sáng và đạt được những thành công đáng kể trong tương lai.

Phân Biệt CQ & CO

23/06/2021 7775

CQ là gì? CO là gì ? Phân biệt CQ và CO

CQ là gì?

CQ là viết tắt của từ tiếng anh ” Certificate of Quality ” là chứng chỉ chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc quốc tế. Mục đích của loại giấy này là để chứng minh sản phẩm sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo sản phẩm đó

Phần lớn các cơ quan chứng nhận sản phẩm (hoặc các chứng nhận sản phẩm) đều sẽ được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996

Chúng chỉ chất lượng sẽ có 2 hình thức

Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn (Chứng nhận tự nguyện): Đây là giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng trong nước hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Chứng nhận phù hợp Tiêu chuẩn được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức/ cá nhân.

Theo nguyên tắc, đây là hoạt động tự nguyện, nhưng nó sẽ trở thành bắt buộc trong trường hợp khách hàng yêu cầu. Phương thức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn phụ thuộc vào các tổ chức hay cá nhân chứng nhận hợp chuẩn hoặc tổ chức hay cá nhân công bố hợp chuẩn quyết định nhưng phải phù hợp với từng sản phẩm để đảm bảo độ chính xác.

Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật (Chứng nhận bắt buộc): Việc chứng nhận chất lượng sản phẩm phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý của Nhà nước (ở Trung ương hoặc địa phương), thông thường là các chứng nhận liên quan đến các vấn đề về an toàn, vệ sinh hay môi trường (công bố hợp quy). Phương thức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật này được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Vai trò của Certificate of Quality (CQ)

Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm certificate of quality khá quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, cụ thể:

– CQ là phương tiện giúp chứng minh hàng hóa sản phẩm được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố kèm theo hàng hóa đó. Đại đa số các cơ quan chứng nhận chất lượng sản phẩm đều được công nhận theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996.

– Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm CQ rất quan trọng đối với cả nhà sản xuất và khách hàng của mình. Nó giúp xác nhận chất lượng hàng hóa có đáp ứng thông số kỹ thuật như đã công bố hay không.

– Chứng chỉ chất lượng CQ không bắt buộc phải có trong hồ sơ khai hải quan (trừ trường hợp một số mặt hàng quy định bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký)

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa sản phẩm chỉ được phép công bố các tiêu chuẩn chất lượng và cấp phép các giấy tờ xuất xưởng chứng nhận như hàng chuẩn,… chứ không được phép cấp giấy chứng nhận CQ. Giấy chứng nhận này phải là cơ quan độc lập có chức năng cấp (thường thì cơ quan nhà nước có các thiết bị thẩm định chất lượng).

Thực tế, cần phải có một bên độc lập chuyên kiểm định chất lượng hàng hóa, sản phẩm. Vì đây là thước đo chuẩn nhất cho các mặt hàng có cùng chức năng, mẫu mã của các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau. Từ đây, người mua có thể so sánh và lựa chọn các tiêu chí sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đối với các doanh nghiệp, nên hoàn thành thủ tục này vì về lâu về dài sẽ rất có lợi.  

CO là gì ?

CO viết tắt của từ tiếng anh ” Certificate of origin “ là chứng nhận xuất xử của hàng hóa sản phẩm là giấy tờ cực kỳ quan trọng và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung để làm thủ tục cho hoàng hóa xuất nhập khẩu và những công việc liên quan

Vai trò của Certificate of Origin

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.

Vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ, dù bạn là chủ hàng tự làm hay qua công ty dịch vụ khai báo hải quan thì đều cần kiểm tra và đối chiếu các số liệu, để tránh bị bác C/O, hoặc phải xác minh C/O thì cũng rất mất thời gian.

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào.

Hiện phổ biến có những loại sau đây:

  • C/O mẫu A (Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • CO form B (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam)
  • C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)
  • C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc). 
  • C/O form EAV (Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu)
  • C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc), mẫu KV (Việt Nam – Hàn Quốc)
  • C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)
  • C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)
  • C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)
  • C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)
  • C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)
  • C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

Hiện nay có 2 Cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận Co và CQ

+ Bộ công thương Việt Nam

+ Phòng thương mại và công nghệ Việt Nam ” VCCI “

 


Zalo

(84) 896 555 247