Tin tức
Bài viết gần đây
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí 15/07/2025

Ren API (American Petroleum Institute) đóng vai trò sống còn trong ngành công nghiệp dầu khí, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của các kết nối trong điều kiện khắc nghiệt. Việc kiểm tra ren API một cách chính xác là vô cùng quan trọng, nhưng các phương pháp truyền thống đôi khi gặp nhiều thách thức.

Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren
Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren 15/07/2025

Ren là một yếu tố thiết kế quan trọng trong vô số ứng dụng công nghiệp, từ ốc vít và bu lông đến ống dẫn và các bộ phận phức tạp khác. Việc đảm bảo chất lượng ren, bao gồm kích thước, hình dạng và độ hoàn thiện, là yếu tố then chốt để đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu suất của các sản phẩm lắp ráp. Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra ren truyền thống đôi khi có thể gây hư hại hoặc khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp?
Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp? 15/07/2025

Trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng công nghiệp, việc kiểm tra và đánh giá vật liệu, bộ phận và sản phẩm mà không gây hư hại là vô cùng quan trọng. Đây chính là vai trò của Kiểm tra không phá hủy (Non-Destructive Testing - NDT). NDT không chỉ giúp phát hiện các khuyết tật tiềm ẩn mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian bằng cách bảo toàn tính toàn vẹn của sản phẩm.

Phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả

30/06/2021 6158

Có rất nhiều người cảm thấy bối rối khi bước vào nhà kho bởi lượng hàng hóa vật tư quá nhiều mà lại không biết chỗ để.

Quản lý kho hàng là một công việc không hề đơn giản, đòi hỏi kỹ thuật cũng như cách sắp xếp tổ chức khoa học, phù hợp nhằm giúp các hoạt động liên quan đến hàng hóa trong kho được diễn ra thông suốt. Có rất nhiều người cảm thấy bối rối khi bước vào nhà kho bởi lượng hàng hóa vật tư quá nhiều mà lại không biết chỗ để. Nhân viên quản lý kho cần thành thạo rất nhiều nghiệp vụ từ bố trí, sắp xếp, bảo quản hàng hóa vật tư đến thực hiện các công việc liên quan đến nhập xuất hàng và lên kế hoạch mua hàng.

Làm thế nào để quản lý kho hiệu quả? 

1. Sắp xếp kho hàng hóa, vật tư một cách khoa học

 Việc sắp xếp hàng hóa đóng một vai trò quan trọng giúp quá trình tìm kiếm, vận chuyển cũng như nhập xuất hàng hóa trong kho được tiến hành một cách nhanh gọn hơn đồng thời đảm bảo cho hoạt động kiểm soát tra xuất hàng hóa thuận tiện hơn.

Không những vậy, việc sắp xếp hàng hóa khoa học cũng góp phần vào việc tiết kiệm diện tích kho bãi. Chính vì vậy, công việc đầu tiên của một nhân viên quản lý kho chính là học cách sắp xếp bố trí hàng hóa và lập sơ đồ kho một cách khoa học.

 

Sắp xếp kho hàng khoa học là công tác quan trọng trong quản lý kho hàng

2. Kiểm kê kho hàng theo định kỳ

Việc kiểm tra, kiểm kê kho định kỳ nhằm xác định số lượng hàng hóa thực tế trong kho so với sổ sách, hồ sơ hàng hóa; xác nhận chất lượng của hàng hóa. Đây cũng là hoạt động quan trọng đảm bảo cho việc luân chuyển liên tục của hàng hóa, tránh tình trạng hao mòn hay giảm giá trị sử dụng. Đảm bảo sắp xếp và kiểm kê kho là 2 yếu tố đầu tiên trong phương pháp quản lý kho hiệu quả.

3. Đảm bảo quy trình xuất, nhập, tồn kho rõ ràng, chi tiết và khoa học

Quy trình xuất nhập tồn kho khoa học và rõ ràng đóng vai trò chính trong việc vận hành công tác quản lý xuất nhập kho.

Đối với hoạt động nhập hàng vào kho: ai là người đề nghị mua hàng, ai là người kiểm tra, ai phê duyệt, ai thực hiện việc mua hàng, ai chịu trách nhiệm nhập hàng vào kho và ai là người hạch toán ghi sổ.

Đối với hoạt động xuất kho: ai là người đề nghị xuất hàng, ai kiểm tra, ai phê duyệt, ai là người xuất kho, ai chịu trách nhiệm giao hàng và công việc hạch toán trên sổ sách sẽ do ai đảm nhiệm?

4. Quản lý và theo dõi cẩn thận, thường xuyên

Việc quản lý các danh mục hàng hóa, nắm bắt được tình trạng hàng hóa giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng tồn kho dẫn đến lãng phí, hao mòn hàng hóa cũng như tình trạng thất thoát hàng hóa không rõ lý do. Điều này cũng giúp cho việc đảm bảo một lượng vừa đủ hàng hóa vật tư được lưu trữ bảo quản trong kho và luân chuyển kịp thời. 

Việc quản lý kho bằng các phương pháp thủ công là rất kho đối với các doanh nghiệp mà số lượng hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu trong kho lớn, nhiều chủng loại. Nếu sử dụng các công cụ này, doanh nghiệp không thể nào đảm bảo được sự chính xác, chi tiết và tỉ mỉ trong việc quản lý kho hàng cũng như đánh giá tình trạng đáp ứng của hàng hóa.

 

Thường xuyên kiểm kê để theo dõi tình trạng kho hàng

Một phần mềm quản lý kho đơn giản, chuyên nghiệp là sự lựa chọn tối ưu trong trường hợp này. Phần mềm sẽ hỗ trợ công tác quản lý kho, quản lý hàng hóa chi tiết đến từng chủng loại, nhóm, danh mục, đơn vị, thuộc tính,…cũng như hỗ trợ việc phân tích, thống kê và tính toán khả năng đáp ứng của kho hàng đồng thời giải quyết các yêu cầu nhập, xuất hàng liên tục với số lượng lớn, đảm bảo cho hoạt động của toàn bộ các bộ phận liên quan được trơn tru, hiệu quả.

5. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự quản lý kho

Một quy trình quản lý kho hàng, kho vật tư, nguyên liệu hoàn hảo cũng như một phần mềm hỗ trợ chuyên dụng cho quản lý kho là chưa đủ. Lý do chính con người là nhân tố chính sử dụng và quyết định những yếu tố đó. Nếu nhân viên quản lý kho, thủ kho thiếu kĩ năng và kinh nghiệm sử dụng phần mềm, chậm chạp, thiếu cẩn thận thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quản lý kho hàng, từ đó ảnh hưởng tới hiệu suất của các bộ phận liên quan, gây ra thất thoát hỏng hóc hàng hóa, nhầm lẫn số lượng hàng,..

Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên quản lý kho hàng chuyên nghiệp, thành thạo những nghiệp vụ chuyên môn như:

- Kĩ năng tổ chức công việc, quản lý nhân sự:

Để công việc đạt được hiệu quả cao, một quản lý kho cần có sự phân công, sắp xếp hợp lý công việc của đội ngũ nhân viên kho. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên cũng vô cùng cần thiết để tăng hiệu quả công việc. Ngoài ra, quản lý kho cũng cần biết cách xây dựng và quản lý mã hàng hóa trong kho cùng với những tính cách cẩn thận, tỉ mỉ phù hợp với một người quản lý kho. 

- Ghi chép thông tin, sổ sách trong kho chính xác

Để các hoạt động trong kho nhanh chóng và hiệu quả, không thể bỏ qua khâu ghi chép. Công đoạn này không hề dễ dàng khi mà lượng hàng hóa nhập và xuất kho mỗi ngày là cực kì lớn. Điều này đòi hỏi người quản lý kho phải thông thạo việc xuất nhập hàng hóa, vật tư nguyên liệu, đồng thời thành thạo sử dụng các phần mềm nhằm giám sát chặt chẽ các hoạt động trong kho. Ngoài ra, biết cách sắp xếp vị trí hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong kho bãi cũng là điều mà một quản lý kho giỏi nên sở hữu

- Kĩ năng mềm đối với quản lý kho

Bất kì một ngành nghề nào, công việc nào cũng đòi hỏi một số kĩ năng mềm nhất định. Đặc biệt, đối với vị trí quản lý, kĩ năng lắng nghe và thấu hiểu các nhân viên cấp dưới là vô cùng quan trọng. Kĩ năng này sẽ giúp tránh khỏi những xung đột và hiềm khích không đáng có giữa các công nhân. Và đương nhiên sẽ không thể thiếu kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng lên kế hoạch cho công việc. Một quản lý kho giỏi sẽ hoàn toàn làm chủ được cả kho hàng, tối ưu hóa các hoạt động để việc quản lý kho trở nên hiệu quả hơn.


Zalo

(84) 896 555 247