Trong các dây chuyền lắp ráp tự động, đặc biệt là trong ngành sản xuất linh kiện cơ khí chính xác, việc kiểm soát kích thước và sai lệch trong giới hạn cho phép là yếu tố sống còn. Một thiết bị không thể thiếu trong các công đoạn kiểm tra đó chính là đồng hồ so điện tử (digital indicators). Trong số các sản phẩm của thương hiệu Mahr (Đức), hai dòng đồng hồ so MarCator 1086 và MarCator 1087 BRI thường được các kỹ sư cân nhắc sử dụng. Vậy, đâu là lựa chọn tối ưu cho dây chuyền sản xuất hiện đại?
Khi các nhà máy tại Việt Nam bước vào kỷ nguyên sản xuất thông minh (Smart Manufacturing), bài toán không chỉ nằm ở máy gia công tốc độ cao mà còn ở hệ thống đo kiểm chính xác – nơi chất lượng sản phẩm bắt đầu và kết thúc. Trong bối cảnh đó, thước đo cao MICRO-HITE+M 900 – dòng thiết bị đo chiều cao điện tử cao cấp của TESA Technology (Thụy Sĩ) – đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kiểm soát chất lượng của các doanh nghiệp cơ khí tiên tiến.
Ren API (American Petroleum Institute) đóng vai trò sống còn trong ngành công nghiệp dầu khí, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của các kết nối trong điều kiện khắc nghiệt. Việc kiểm tra ren API một cách chính xác là vô cùng quan trọng, nhưng các phương pháp truyền thống đôi khi gặp nhiều thách thức.
Độ nhám bề mặt hay còn được gọi là độ bóng bề mặt. Sau khi gia công, hầu hết bề mặt chi tiết nhìn có vẻ sáng bóng nhưng thực chất lại công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà vẫn có những mấp mô.
Độ nhám bề mặt hay còn được gọi là độ bóng bề mặt. Sau khi gia công, hầu hết bề mặt chi tiết nhìn có vẻ sáng bóng nhưng thực chất lại công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà vẫn có những mấp mô.
Những hình học mấp mô trên bề mặt này là kết quả của quá trình biến dạng dẻo của lớp vật liệu trên bề mặt chi tiết gia công sau quá trình cắt gọt lớp kim loại và rất nhiều nguyên nhân khác.
Những mấp mô có tỉ số giữa bước mấp mô (p) và chiều cao mấp mô (h) ≤ 50: thuộc nhám bề mặt.
50 ≤ p/h ≤ 1000: thuộc sóng bề mặt.
p/h > 1000: sai lệch hình dạng
Tiêu chuẩn độ nhám bề mặt
Nguyên lý hoạt động của dụng cụ đo độ nhám: Khi cho vật dịch chuyển với 1 tốc độ quy định, đầu kim sẽ dò trên bề mặt của sản phẩm cần đo, lúc này đầu kim sẽ dịch chuyển theo chiều vuông góc với bề mặt (chiều nhấp nhô của bề mặt sản phẩm). Lúc này máy sẽ in ra biểu đồ tương ứng với độ dịch chuyển của kim dò và tốc độ dịch chuyển của bề mặt cần đo. Dựa vào biểu đồ này ta xác định được độ nhám bề mặt sản phẩm.
Độ nhám bình quân Ra được gọi là độ nhám tiêu chuẩn, được tính dựa vào biểu đồ do như hình vẽ sau.
Độ nhám Ra
Độ nhám bình quân Ra được tính bằng cách lấy phần dưới đối xứng qua trục đối xứng, sau đó san bằng để có đường bình quân của hai phần diện tích. Khoảng cách từ đường đối xứng đến đường bình quân tính bằng mm.
Độ nhám cực đại Rz hay còn gọi là chiều cao trung bình profil Rz ( µm ) là trung bình tổng của các giá trị tuyệt đối của 5 đỉnh cao nhất và chiều sâu 5 điểm thấp nhất của profil trong khoảng chiều dài chuẩn L.
Độ nhám cực đại Rz
Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của chi tiết máy.
Nhám lớn dẫn đến khó hình thành màng bôi trơn bề mặt trượt, khi có tải trọng thì đỉnh nhám tiếp xúc sinh ra ma sát nửa ướt hoặc khô, hiệu suất làm việc, tăng nhiệt độ, lực tập chung lớn, ứng suất lớn vượt qua giới hạn cho phép phá hỏng mặt tiếp xúc, chi tiết sẽ nhanh bị mòn.
(84) 896 555 247