Với những tín đồ đam mê xe thể thao, đặc biệt là các dòng Porsche, việc độ xe không chỉ đơn thuần là cá nhân hóa – đó là cách thể hiện dấu ấn kỹ thuật, sự hiểu biết về hiệu suất, và tinh thần khám phá không giới hạn. Nhưng làm sao để tinh chỉnh một cỗ máy đã tiệm cận sự hoàn hảo mà vẫn đảm bảo tính chính xác, đồng bộ và an toàn? Câu trả lời nằm ở công nghệ quét 3D cầm tay – thứ đang tạo nên cuộc cách mạng thầm lặng trong ngành công nghiệp độ xe hiệu suất cao.
Trong ngành cơ khí chính xác, đánh giá độ nhám và hình thái bề mặt là yếu tố sống còn để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hiệu suất lắp ráp. MarSurf GD 140 và GD 280 – hai model nổi bật từ thương hiệu đo lường hàng đầu Mahr (Đức) – thường được đặt lên bàn cân khi doanh nghiệp cần đầu tư thiết bị đo độ nhám chuyên nghiệp. Vậy nên chọn thiết bị nào?
Trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất đang không ngừng nâng cao yêu cầu về độ chính xác, độ tin cậy và khả năng tích hợp trong quy trình kiểm tra chất lượng, một dòng thiết bị đang nhận được sự quan tâm lớn từ các kỹ sư và chuyên gia đo lường là đồng hồ so điện tử đạt chuẩn ISO 463, với hiệu năng vượt trội trong nhiều môi trường công nghiệp khắt khe.
Facebook bổ sung nút Downvote hình mũi tên hướng xuống ở phần bình luận, cho phép người dùng "hạ cấp" nội dung không hữu ích.
Downvote đang được Meta thử nghiệm nhằm giảm nội dung rác cho Facebook. Khi càng nhiều người nhấn nút, bình luận đó sẽ ít được hiển thị hơn. Tuy nhiên, công ty chưa mô tả chi tiết cách thức Downvote hoạt động cũng như thời gian triển khai toàn cầu.
Đại diện Meta cho biết không như các thử nghiệm trước đây về nút Thích hoặc Không thích, thử nghiệm này hướng đến nội dung thiết thực. Một bong bóng văn bản nhỏ bên dưới nút sẽ ghi: "Hãy cho chúng tôi biết bình luận nào không hữu ích".
Nút Downvote xuất hiện trong một bình luận. Ảnh: Meta
Business Insider lo ngại Downvote có thể bị lạm dụng để "đè bẹp" những bình luận mà một nhóm nào đó không đồng ý hoặc thấy không thích.
Facebook ra mắt năm 2004, đến 2009 bổ sung nút Thích (Like) với biểu tượng ngón tay cái hướng lên. Sau đó, có ý kiến rằng mạng xã hội nên thêm nút Không thích (Dislike), cho phép người dùng phản ánh nội dung họ không hài lòng. Meta đã thử nghiệm nút này nhưng không áp dụng đại trà, trừ việc đưa vào ứng dụng Messenger. Nút Downvote từng xuất hiện năm 2016 (viết bằng chữ thay vì biểu tượng) nhưng cũng bị dừng triển khai.
Cùng năm 2016, Facebook công bố bộ biểu tượng cảm xúc Reactions gồm Yêu thích (Love), Cười lớn (LOL), Ngạc nhiên (Wow), Buồn (Sad), Phẫn nộ (Angry), và thêm nút Thương thương (Care) năm 2020 trong giai đoạn Covid-19. Geoff Teehan, giám đốc thiết kế sản phẩm của Facebook khi đó, nói đây là kế hoạch CEO Mark Zuckerberg đưa ra từ năm 2015.
"Chúng tôi đã cân nhắc nên đưa nút Không thích vào hay không. Nhiệm vụ khá đơn giản về mặt kỹ thuật, nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều", Teehan viết trên Medium khi đó.
Bảo Lâm (theo Business Insider, Techcrunch)
(84) 896 555 247