Độ nhám bề mặt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến ma sát, khả năng bám dính, tính thẩm mỹ và tuổi thọ của sản phẩm. Cao su tạo mẫu Plastiform P80 RA từ Plastiform chính là giải pháp tối ưu, mang đến phương pháp đo độ nhám bề mặt nhanh chóng, chính xác và linh hoạt cho mọi nhu cầu của bạn.
Trong ngành cơ khí chính xác, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất ô tô, hàng không, khuôn mẫu và thiết bị công nghiệp, yêu cầu kiểm soát kích thước và hình học của sản phẩm ngày càng khắt khe.Các chi tiết như trục, bạc, vỏ hộp số, bánh răng hay cụm lắp ráp đòi hỏi dung sai nhỏ, đồng thời phải đảm bảo đồng nhất giữa hàng loạt (mass production). Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?
Trong ngành công nghiệp cơ khí, việc đo lường các trục và các chi tiết có hình dạng phức tạp là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. Để đạt được độ chính xác cao và kiểm tra nhanh chóng, Mahr MarShaft MMQ 1000 là lựa chọn lý tưởng cho các nhà sản xuất muốn đảm bảo các chi tiết trục, ống hay các linh kiện có dạng dài và hình dạng phức tạp luôn đạt chuẩn.
Đối với ngành công nghiệp cơ khí, để có thể kiểm tra được chính xác các chi tiết trong quá trình gia công, nhà sản xuất sẽ áp dụng phương pháp đo lường cơ khí.
Trong ngành cơ khí, độ chính xác gia công đóng một vai trò quan trọng. Chúng giúp đảm bảo được những yêu cầu cần thiết của thiết bị, máy móc khi hoạt động về mức độ chịu tải trọng, áp lực lớn và tốc độ cao… Độ chính xác gia công chính là mức độ đạt được chính xác trong quá trình gia công so với những yêu cầu của thiết kế.
Độ chính xác gia công được hiển thị qua những sai lệch về hình dáng trong hình học, sai số về kích thước hoặc những sai lệch về vị trí tương đối giữa những yếu tố hình học của từng chi tiết được hiển thị qua dung sai. Bên cạnh đó, độ chính xác gia công còn có thể thể hiện được phần nào độ nhám bề mặt.
Dung sai chính là đặc trưng về độ chính xác theo yêu cầu đối với kích thước hay còn được gọi là độ chính xác thiết kế. Dung sai được ghi kèm với kích thước danh nghĩa được hiển thị trên bản vẽ kỹ thuật.
Có nhiều phương pháp đo kiểm cơ khí mà bạn có thể áp dụng như:
Những loại dụng cụ đo được sử dụng trong phương pháp đo kiểm cơ khí có thể kể đến như: thước cuộn, thước thẳng, thước lá, thước dây, thước đo góc, thước cặp, panme, compa, đồng hồ so, căn mẫu, calips…
Những loại thiết bị đo hiện đại được sử dụng như: đầu đo bằng laze hoặc siêu âm, đầu đo khí nén, thiết bị đo bằng điện hoặc điện tử, thiết bị quang học. Cụ thể:
Bên cạnh các thiết bị đo truyền thống nêu trên, những năm trở lại đây, sử dụng máy đo 3D quang học để đo kiểm trở nên rất phổ biến. Máy đo 3D quang học có thể đo được toàn bộ bề mặt sản phẩm với biên dạng phức tạp. Máy sử dụng công nghệ ánh sáng xanh, thời gian quét nhanh, độ phân giải và chính xác cao, cho kết quả là biểu đồ màu trực quan dễ theo dõi – Máy đo 3D quang học hiện đang là một trong những giải pháp tối ưu nhất trong đo kiểm, giúp kiểm soát hiệu quả chất lượng sản phẩm
Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng máy đo kiểm 3D khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến các dòng máy quét 3D của hãng GOM. GOM được ví như “người anh cả”, luôn đi đầu về chất lượng và công nghệ trong lĩnh vực đo kiểm, với nhiều dòng sản phẩm khác nhau, GOM tự tin đáp ứng được yêu cầu đo kiểm đa dạng của người dùng.
Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn những phương pháp đo lường cơ khí hiệu quả thường được sử dụng. Để mang lại kết quả chính xác nhất, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để chọn phương pháp phù hợp nhất nhé!
(84) 896 555 247