Tin tức
Bài viết gần đây
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí
Kiểm tra ren API (American Petroleum Institute) bằng vật liệu lấy dấu: Đảm bảo tiêu chuẩn dầu khí 15/07/2025

Ren API (American Petroleum Institute) đóng vai trò sống còn trong ngành công nghiệp dầu khí, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của các kết nối trong điều kiện khắc nghiệt. Việc kiểm tra ren API một cách chính xác là vô cùng quan trọng, nhưng các phương pháp truyền thống đôi khi gặp nhiều thách thức.

Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren
Giải pháp kiểm tra ren không phá hủy với công nghệ Plastiform: Đảm bảo chất lượng từng vòng ren 15/07/2025

Ren là một yếu tố thiết kế quan trọng trong vô số ứng dụng công nghiệp, từ ốc vít và bu lông đến ống dẫn và các bộ phận phức tạp khác. Việc đảm bảo chất lượng ren, bao gồm kích thước, hình dạng và độ hoàn thiện, là yếu tố then chốt để đảm bảo tính toàn vẹn và hiệu suất của các sản phẩm lắp ráp. Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra ren truyền thống đôi khi có thể gây hư hại hoặc khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp?
Kiểm tra không phá hủy (NDT - Non Destructive Test) là gì? Tại sao nó quan trọng trong đảm bảo chất lượng công nghiệp? 15/07/2025

Trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng công nghiệp, việc kiểm tra và đánh giá vật liệu, bộ phận và sản phẩm mà không gây hư hại là vô cùng quan trọng. Đây chính là vai trò của Kiểm tra không phá hủy (Non-Destructive Testing - NDT). NDT không chỉ giúp phát hiện các khuyết tật tiềm ẩn mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian bằng cách bảo toàn tính toàn vẹn của sản phẩm.

Quy trình hiệu chuẩn Máy đo độ cứng

16/06/2021 6017

Quy trình hiệu chuẩn Máy đo độ cứng

1/ Kiểm tra bên ngoài

Kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:

  • Máy phải có nhãn hiệu ghi số máy, nơi sản xuất.
  • Máy phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện theo thuyết minh sử dụng.
  • Mặt số của bộ phận chỉ thị giá trị độ cứng hoặc mặt số của các thang chỉ lực thử phải rõ ràng.

2 Kiểm tra kỹ thuật

  • Kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:
  • Kiểm tra trạng thái cân bằng của máy
  • Dùng Nivô kiểm tra độ cân bằng của máy. Độ lệch theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng không quá 1mm/m.
  • Kiểm tra trạng thái làm việc của máy
  • Kiểm tra bộ phận tạo lực
  • Điều khiển các bộ phận truyền động để tạo lực thử ở các mức lực. Bộ phận tạo lực (bao gồm cả bộ phận tăng giảm tốc độ lực thử, nếu có) phải đảm bảo sao cho lực được tạo ra một cách đều đặn, liên tục, không biến động đột ngột.

a. Kiểm tra mặt bàn đặt mẫu thử và bộ phận nâng hạ bàn

Kiểm tra bộ phận đo độ cứng Kiểm tra độ không phẳng của mặt bàn đặt mẫu bằng thước tóc và bộ căn lá. Độ  không phẳng không vượt quá 0,1 mm/100 mm. Điều khiển để bàn đặt mẫu dịch chuyển, bàn phải lên xuống nhẹ nhàng, không bị giật cục, trục vít me đỡ bàn không được rơ.

b. Kiểm tra bộ phận đo độ cứng Kiểm tra độ không phẳng của mặt bàn đặt mẫu bằng thước tóc và bộ căn lá.

– Kiểm tra bộ phận đo độ cứng của máy thử độ cứng Rockwell

Thanh đo của đồng hồ đo chiều sâu vết nén phải chuyển động nhẹ nhàng trên toàn bộ phạm vi đo. Trong quá trình chuyển động, kim không được nhẩy bước. Sau khi tác dụng một lực nhỏ lên đầu đo, kim phải trở lại vị trí ban đầu. Đồng hồ đo phải phù hợp với TCVN 257-2 : 2000 (Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Rocwell).

– Kiểm tra bộ phận đo của máy thử độ cứng Brinell và Vickers

– Với máy có bộ phận đo là quang học, phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

+ Vùng quan sát phải được chiếu sáng đều;

+ Tâm vết nén phải nằm giữa trường quan sát;

+ Vết nén và các vạch số của thước vạch phải rõ nét.

– Kiểm tra độ chính xác của thước vạch bằng thước vạch chuẩn.

+ Với máy thử độ cứng Brinell, sai số không được vượt quá 1%;

+ Với máy thử độ cứng Vickers, sai số không được vượt quá 0,1%.

Kiểm tra bộ phận gá kẹp mẫu thử

Bộ phận gá kẹp mẫu thử phải giữ chặt được mẫu thử trên bàn đặt mẫu trong suốt quá trình thử.

Kiểm tra mũi đo

Sử dụng ống kính phóng đại để quan sát mũi đo. Bề mặt mũi đo không được có vết nứt hoặc khuyết tật.

Mũi đo phải phù hợp với TCVN 256 – 2 : 2000 (Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Brinell) hoặc TCVN 257 – 2: 2000 hoặc TCVN 258 – 2 : 2000 (Kiểm ta xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Vickers).

Kiểm tra đo lường

Quy định chung

Quy định đối với kiểm tra lực thử

– Với máy thử độ cứng Rockwell, phải kiểm tra lực ban đầu và các mức lực tổng;

– Với máy thử độ cứng Brinell và Vickers phải kiểm tra tất cả các mức lực;

– Các mức lực được kiểm tra theo chiều lực tăng, mỗi mức được kiểm tra ít nhất 3 lần.

Quy định đối với sai số và tản mạn của giá trị cứng

– Với máy thử độ cứng Rockwell, phải kiểm tra sai số tuyệt đối và độ tản mạn giá trị độ cứng đối với tất cả các thang đo. Trường hợp chỉ dùng 1 thang đo thì tiến hành kiểm tra sai số đối với thang đo được sử dụng.

– Với máy có 2 phương pháp thử độ cứng Rockwell Brinell, hoặc Vickers – Brinell, phải kiểm tra sai số độ cứng và độ tản mạn tương đối với cả 2 phương pháp. Trường hợp chỉ dùng 1 phương pháp thì tiến hành kiểm tra sai số đối với phương pháp được sử dụng.

– Sai số tương đối cho phép lớn nhất của lực thử cho trong bảng 3.

– Sai số tuyệt đối và độ tản mạn cho phép lớn nhất của giá trị độ cứng đối với máy thử độ cứng Rockwell cho trong bảng 4.

– Sai số tương đối của giá trị độ cứng và độ tản mạn tương đối cho phép lớn nhất của đường kính hoặc đường chéo vết lõm với máy thử độ cứng Brinell hoặc Vickers cho bảng 5.

 


Zalo

(84) 896 555 247