Tin tức
Bài viết gần đây
V-PROUD TỎA SÁNG TẠI FBC ASEAN 2024 – GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO
V-PROUD TỎA SÁNG TẠI FBC ASEAN 2024 – GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO 18/09/2024

Triển lãm FBC ASEAN 2024 một lần nữa khẳng định vị thế là sự kiện công nghiệp hàng đầu khu vực. Tại đây, các doanh nghiệp hàng đầu đã quy tụ, giới thiệu những công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất. V-Proud một lần nữa đã thực sự gây ấn tượng mạnh với gian hàng trưng bày các giải pháp toàn diện cho ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực đo lường và kiểm soát chất lượng.

LÀM SAO ĐỂ KIỂM TRA KHUÔN MÓNG TUABIN GIÓ? KSCANMAGIC II CÓ THỂ KIỂM TRA ĐƯỢC KHÔNG?
LÀM SAO ĐỂ KIỂM TRA KHUÔN MÓNG TUABIN GIÓ? KSCANMAGIC II CÓ THỂ KIỂM TRA ĐƯỢC KHÔNG? 13/09/2024

Khuôn móng tuabin gió là những cấu trúc phức tạp, có bề mặt cong lớn và hình dạng tự do, khiến việc kiểm tra trở nên khó khăn. Các phương pháp đo lường truyền thống như đo thủ công hay sử dụng máy đo tọa độ (CMM) đều gặp nhiều hạn chế. Để giải quyết những khó khăn đó, máy quét laser 3D KSCAN-Magic II từ SCANTECH chính là giải pháp hàng đầu. Với khả năng quét chính xác các bề mặt cong lớn và chi tiết phức tạp, KSCAN-Magic II đáp ứng hoàn hảo nhu cầu kiểm tra khuôn móng tuabin gió.

TRACKSCAN SHARP-S: KIỂM TRA VẾT LỒI LÕM TRÊN THÂN VỎ MÁY BAY SAU THỜI GIAN SỬ DỤNG
TRACKSCAN SHARP-S: KIỂM TRA VẾT LỒI LÕM TRÊN THÂN VỎ MÁY BAY SAU THỜI GIAN SỬ DỤNG 11/09/2024

Trong ngành hàng không, việc duy trì và kiểm tra tình trạng máy bay sau là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và tuyệt đối không được có sai sót, đặc biệt là kiểm tra những vết lồi lõm nhỏ trên thân vỏ. Đây là những dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất bay và độ an toàn. Để đáp ứng nhu cầu kiểm tra chi tiết và chính xác, công nghệ scan 3D của TrackScan Sharp-S đã mang đến một giải pháp tiên tiến, giúp các kỹ sư kiểm tra nhanh chóng và chính xác vết lồi lõm trên bề mặt thân vỏ máy bay.

NVIDIA tìm ra phương pháp đào tạo AI mới, yêu cầu lượng dữ liệu đầu vào ít hơn

16/12/2020 2164

NVIDIA đã phát triển một cách tiếp cận mới để đào tạo các mô hình mạng đối xứng tạo sinh (generative adversarial networks - GANs). Phương pháp này yêu cầu lượng dữ liệu đầu vào ít hơn đáng kể so với các phương pháp phổ biến hiện nay. Trong khi chất lượng đào tạo vẫn được đảm bảo tuyệt đối.

Nếu bạn chưa biết thì GAN là hệ thống AI gồm 2 phần riêng biệt:

  • Thứ nhất là Generative network (Mạng sinh), giúp tạo ra các mẫu đào tạo (data giả), với mục tiêu làm sao tạo ra được những dữ liệu giống thật nhất.
  • Thứ hai là Discriminative network (Mạng phân biệt): có nhiệm vụ cố gắng phân biệt giữa dữ liệu thật và dữ liệu giả mạo, sau đó dùng dữ liệu này để “huấn luyện” lại chính Mạng sinh.

Công nghệ GAN

Công nghệ GAN

Các hệ thống GAN đã từng được áp dụng trong nhiều tác vụ chuyên sâu như chuyển đổi chú thích thành các câu chuyện theo từng bối cảnh, đặc biệt là tạo ra những bức ảnh, video nhân tạo với độ chân thực cực cao.

Về cơ bản, để có thể tạo ra các kết quả đáng tin cậy với sự nhất quán cao, các mô hình GAN truyền thống sẽ yêu cầu tối thiểu từ 50.000 đến 100.000 hình ảnh làm dữ liệu đào tạo đầu vào. Nếu lượng dữ liệu đào tạo quá ít, mô hình GAN có xu hướng gặp phải một vấn đề gọi là “overfitting”. Trong trường hợp này, Mạng phân biệt (Discriminative network) sẽ không có đủ cơ sở để huấn luyện cũng như tương tác với Mạng sinh (Generative network) một cách hiệu quả.

Trí tuệ nhân tạo đã có thể viết được hẳn một bài báo chỉ từ vài thông tin

Trước đây, phương pháp phổ biến mà các nhà nghiên cứu AI thường dùng để cố gắng giải quyết vấn đề thiếu dữ liệu đào tạo là sử dụng một kỹ thuật có tên gọi “tăng cường dữ liệu” (data augmentation). Sử dụng thuật toán hình ảnh làm ví dụ một lần nữa, trong trường hợp không có đủ dữ liệu đào tạo cần thiết, các chuyên gia sẽ cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra những bản sao "méo mó" của các hình ảnh có sẵn, chẳng hạn như cắt, xoay hoặc lật ảnh một hình ảnh gốc để tạo ra nhiều hình ảnh khác làm dữ liệu đào tạo bổ sung. Ý tưởng ở đây là không để mô hình GAN nhìn thấy cùng một hình ảnh chính xác hai lần.

Tuy nhiên, vấn đề với phương pháp này là có thể khiến GAN học được cách bắt chước sự thay đổi không tự nhiên của dữ liệu đào tạo, thay vì tạo ra một cái gì đó mới. Để giải quyết vấn đề, NVIDIA đã phát triển một phương pháp mới có tên gọi “Tăng cường Phân biệt Thích ứng (ADA). Trong đó cốt lõi vẫn là kỹ thuật tăng cường dữ liệu, nhưng triển khai theo cách thích ứng. Thay vì “bóp méo” bừa bãi hình ảnh trong toàn bộ quá trình đào tạo, ADA thực hiện quá trình này một cách chọn lọc và vừa đủ để GAN vẫn đạt hiệu suất tốt nhất.

Kết quả khả quan của phương pháp đào tạo ADA mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Bởi khâu thu thập đủ lượng dữ liệu đào tạo cần thiết nghe tưởng chừng đơn giản nhưng trên thực tế rất khó khăn. Chẳng hạn đối với một mô hình AI sáng tác văn học, bản sẽ không cần phải lo thiếu dữ liệu đào tạo đầu vào. Tuy nhiên trong trường hợp của một thuật toán AI chuyên phát hiện chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, chỉ riêng việc thu thập đủ dữ liệu đào tạo thôi đã là vấn đề lớn. Một mô hình GAN được đào tạo với cách tiếp cận ADA của NVIDIA có thể giải quyết vấn đề trên.

Nguồn: quantrimang.com


Zalo

(84) 896 555 247