Tin tức
Bài viết gần đây
V-PROUD TỎA SÁNG TẠI FBC ASEAN 2024 – GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO
V-PROUD TỎA SÁNG TẠI FBC ASEAN 2024 – GIẢI PHÁP TOÀN DIỆN CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ TẠO 18/09/2024

Triển lãm FBC ASEAN 2024 một lần nữa khẳng định vị thế là sự kiện công nghiệp hàng đầu khu vực. Tại đây, các doanh nghiệp hàng đầu đã quy tụ, giới thiệu những công nghệ và giải pháp tiên tiến nhất. V-Proud một lần nữa đã thực sự gây ấn tượng mạnh với gian hàng trưng bày các giải pháp toàn diện cho ngành công nghiệp chế tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực đo lường và kiểm soát chất lượng.

LÀM SAO ĐỂ KIỂM TRA KHUÔN MÓNG TUABIN GIÓ? KSCANMAGIC II CÓ THỂ KIỂM TRA ĐƯỢC KHÔNG?
LÀM SAO ĐỂ KIỂM TRA KHUÔN MÓNG TUABIN GIÓ? KSCANMAGIC II CÓ THỂ KIỂM TRA ĐƯỢC KHÔNG? 13/09/2024

Khuôn móng tuabin gió là những cấu trúc phức tạp, có bề mặt cong lớn và hình dạng tự do, khiến việc kiểm tra trở nên khó khăn. Các phương pháp đo lường truyền thống như đo thủ công hay sử dụng máy đo tọa độ (CMM) đều gặp nhiều hạn chế. Để giải quyết những khó khăn đó, máy quét laser 3D KSCAN-Magic II từ SCANTECH chính là giải pháp hàng đầu. Với khả năng quét chính xác các bề mặt cong lớn và chi tiết phức tạp, KSCAN-Magic II đáp ứng hoàn hảo nhu cầu kiểm tra khuôn móng tuabin gió.

TRACKSCAN SHARP-S: KIỂM TRA VẾT LỒI LÕM TRÊN THÂN VỎ MÁY BAY SAU THỜI GIAN SỬ DỤNG
TRACKSCAN SHARP-S: KIỂM TRA VẾT LỒI LÕM TRÊN THÂN VỎ MÁY BAY SAU THỜI GIAN SỬ DỤNG 11/09/2024

Trong ngành hàng không, việc duy trì và kiểm tra tình trạng máy bay sau là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và tuyệt đối không được có sai sót, đặc biệt là kiểm tra những vết lồi lõm nhỏ trên thân vỏ. Đây là những dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến hiệu suất bay và độ an toàn. Để đáp ứng nhu cầu kiểm tra chi tiết và chính xác, công nghệ scan 3D của TrackScan Sharp-S đã mang đến một giải pháp tiên tiến, giúp các kỹ sư kiểm tra nhanh chóng và chính xác vết lồi lõm trên bề mặt thân vỏ máy bay.

XU HƯỚNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU CÓ NĂNG LƯỢNG BỀ MẶT THẤP – GIẢI PHÁP CHO CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ BỀ MẶT CHO CÁC LOẠI VẬT LIỆU NÀY

11/01/2021 2903

NĂNG LƯỢNG BỀ MẶT LÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ MIÊU TẢ NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG ĐỂ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC CHẤT KHÁC TỒN TẠI TRÊN BỀ MẶT CỦA VẬT LIỆU

Năng lượng bề mặt của một vật liệu được đánh giá trên thang từ cao đến thấp tùy thuộc vào khả năng bám dính của hóa chất trên bề mặt của nó – yếu tốc tác động đến lực hấp dẫn của bề mặt. Một bề mặt có năng lượng cao sẽ có sức hấp dẫn bề mặt cao hơn, dễ kết dính hơn so với một bề mặt có năng lượng bề mặt thấp, khó thực hiện các công đoạn như in, sơn, lắp ráp trên đó.

Một số các vật liệu có năng lượng bề mặt thấp có thể kể đến như Composite, Polypropylene, Polyethylene, Teflon, và các chất polyolefins nhiệt dẻo khác đang được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất chủ đạo như sản xuất chế tạo ô tô, thiết bị thông minh bởi các tính năng đặc biệt của nó:

♦ Độ bền

♦ Độ dẻo

♦ Chống chịu tốt với độ ẩm và nhiệt độ

♦ Hiệu quả cao về chi phí

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đó, vật liệu năng lượng bề mặt thấp có một nhược điểm lớn nhất đó là rất khó thực hiện các bước gia công như in, sơn hoặc kết dính.

Vậy có những phương pháp nào để giải quyết vấn đề này? 

1. Sử dụng một loại chất kết dính (keo hoặc băng keo) chuyên biệt cho các vật liệu có năng lượng bề mặt thấp này

2. Tăng năng lượng bề mặt bằng các phương pháp xử lý bề mặt vật lý/ hóa học/ cơ học hoặc một công nghệ mới sử dụng Plasma.


Zalo

(84) 896 555 247