Hiện nay, trong ngành sản xuất công nghiệp, nhu cầu về kiểm tra chất lượng và số hóa sản phẩm ngày càng trở nên cấp thiết để nâng cao hiệu quả, giảm thiểu sai sót và thúc đẩy đổi mới. Việc đo lường chính xác các bộ phận phức tạp, từ chi tiết nhỏ đến cấu trúc lớn, đặt ra những thách thức không nhỏ. Vì lý do đó, KSCAN-Magic, dòng máy quét 3D cầm tay đa năng, ra đời như một giải pháp đột phá, tích hợp công nghệ quét tiên tiến để đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe trong môi trường sản xuất hiện đại.
Trong các ngành công nghiệp chủ chốt như hàng không vũ trụ, ô tô, năng lượng và nhiều lĩnh vực khác, Máy đo Laser Tracker Radian 3D của API Metrology đã khẳng định vị thế không thể thay thế. Với độ chính xác tuyệt đối và giao diện thân thiện, Radian 3D mang đến giải pháp đo lường toàn diện, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và nâng cao hiệu quả công việc.
TrackScan-Sharp, bao gồm máy quét 3D di động i-Scanner và máy quét quang học i-Tracker, là thế hệ hoàn toàn mới của hệ thống đo lường quang học 3D của Scantech để đo các bộ phận quy mô lớn. Hệ thống này đưa phép đo quang học lên một tầm cao mới bằng cách cung cấp khoảng cách theo dõi lên đến 6 mét, phạm vi thể tích là 49 m3 và độ chính xác thể tích lên đến 0,049 mm (10,4 m3 ).
NĂNG LƯỢNG BỀ MẶT LÀ THUẬT NGỮ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ MIÊU TẢ NĂNG LƯỢNG SỬ DỤNG ĐỂ TƯƠNG TÁC VỚI CÁC CHẤT KHÁC TỒN TẠI TRÊN BỀ MẶT CỦA VẬT LIỆU
Năng lượng bề mặt của một vật liệu được đánh giá trên thang từ cao đến thấp tùy thuộc vào khả năng bám dính của hóa chất trên bề mặt của nó – yếu tốc tác động đến lực hấp dẫn của bề mặt. Một bề mặt có năng lượng cao sẽ có sức hấp dẫn bề mặt cao hơn, dễ kết dính hơn so với một bề mặt có năng lượng bề mặt thấp, khó thực hiện các công đoạn như in, sơn, lắp ráp trên đó.
Một số các vật liệu có năng lượng bề mặt thấp có thể kể đến như Composite, Polypropylene, Polyethylene, Teflon, và các chất polyolefins nhiệt dẻo khác đang được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp sản xuất chủ đạo như sản xuất chế tạo ô tô, thiết bị thông minh bởi các tính năng đặc biệt của nó:
♦ Độ bền
♦ Độ dẻo
♦ Chống chịu tốt với độ ẩm và nhiệt độ
♦ Hiệu quả cao về chi phí
Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đó, vật liệu năng lượng bề mặt thấp có một nhược điểm lớn nhất đó là rất khó thực hiện các bước gia công như in, sơn hoặc kết dính.
Vậy có những phương pháp nào để giải quyết vấn đề này?
1. Sử dụng một loại chất kết dính (keo hoặc băng keo) chuyên biệt cho các vật liệu có năng lượng bề mặt thấp này
2. Tăng năng lượng bề mặt bằng các phương pháp xử lý bề mặt vật lý/ hóa học/ cơ học hoặc một công nghệ mới sử dụng Plasma.
(84) 896 555 247