Tin tức
Bài viết gần đây
Cao su tạo mẫu Plastiform P80 RA - “Trợ thủ đắc lực” cho máy đo độ nhám
Cao su tạo mẫu Plastiform P80 RA - “Trợ thủ đắc lực” cho máy đo độ nhám 10/07/2025

Độ nhám bề mặt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nhiều ứng dụng công nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến ma sát, khả năng bám dính, tính thẩm mỹ và tuổi thọ của sản phẩm. Cao su tạo mẫu Plastiform P80 RA từ Plastiform chính là giải pháp tối ưu, mang đến phương pháp đo độ nhám bề mặt nhanh chóng, chính xác và linh hoạt cho mọi nhu cầu của bạn.

Ứng dụng của cảm biến chuyển vị LVDT Solartron Metrology trong đo kiểm sản xuất cơ khí chính xác
Ứng dụng của cảm biến chuyển vị LVDT Solartron Metrology trong đo kiểm sản xuất cơ khí chính xác 07/07/2025

Trong ngành cơ khí chính xác, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất ô tô, hàng không, khuôn mẫu và thiết bị công nghiệp, yêu cầu kiểm soát kích thước và hình học của sản phẩm ngày càng khắt khe.Các chi tiết như trục, bạc, vỏ hộp số, bánh răng hay cụm lắp ráp đòi hỏi dung sai nhỏ, đồng thời phải đảm bảo đồng nhất giữa hàng loạt (mass production). Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?

Máy đo hình dạng & trục tự động Mahr MarShaft MMQ 1000 – Giải pháp cho chi tiết phức tạp trong cơ khí
Máy đo hình dạng & trục tự động Mahr MarShaft MMQ 1000 – Giải pháp cho chi tiết phức tạp trong cơ khí 07/07/2025

Trong ngành công nghiệp cơ khí, việc đo lường các trục và các chi tiết có hình dạng phức tạp là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và độ bền của sản phẩm. Để đạt được độ chính xác cao và kiểm tra nhanh chóng, Mahr MarShaft MMQ 1000 là lựa chọn lý tưởng cho các nhà sản xuất muốn đảm bảo các chi tiết trục, ống hay các linh kiện có dạng dài và hình dạng phức tạp luôn đạt chuẩn.

Kiểm tra đo lường quang học khi nào và tại sao với V-Proud?

15/05/2021 4265

Ngày nay kỹ sư quản lý chất lượng có rất nhiều công nghệ, phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề. Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng để thực hiện việc đo lường và kiểm tra đáp ứng dung sai và yêu cầu QC ngày càng nghiêm ngặt hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải quyết câu hỏi khi nào nên sử dụng phương pháp đo lường quang học, và tại sao?

Bạn cần kiểm tra nhanh và tiết kiệm thời gian?

Đối với nhiều trường hợp, lợi ích số một của phép đo quang học chính là tốc độ. Phương pháp đo lường quang học có thể thu được lượng lớn dữ liệu thông tin với độ chính xác cao trong trường nhìn đơn gần như ngay lập tức. Việc này luôn luôn nhanh hơn so với các phương pháp cảm biến tiếp xúc, chẳng hạn như cảm biến tiếp xúc CMMs cảm ứng dò phải di chuyển để thăm dò và thu dữ liệu. Với sự ra đời của bộ so sánh quang kỹ thuật số, đo lường thậm chí còn nhanh hơn nhờ sự phát triển của thấu kính, camera và công nghệ phần mềm từ đó cung cấp hình ảnh tầm nhìn rộng với độ chính xác cao hơn so với bộ so sánh quang truyền thống.

Đây là hình ảnh thu được của một chi tiết gần 3 inch được ghi lại chỉ trong một phần giây.
Tại đây, hàng ngàn điểm dữ liệu được ghi trên khu vực 3 x 3 inch này với kích thước khác nhau (ví dụ: đường kính, góc độ, khoảng cách đến mép vv) được tính trong nháy mắt. Trong những loại ứng dụng trường nhìn đơn như thế này, hệ thống quang học có thể thu được những điểm dữ liệu có độ chính xác cao chỉ với một lần đo thì tốc độ của phép đo quang học chỉ đơn giản là không thể đánh bại.

Giải pháp độc nhất

Một số trường hợp có thể yêu cầu kết hợp nhiều phép đo trong một nền tảng kiểm tra thì sử dụng công nghệ quang học sẽ mang lại hiệu quả rất lớn. Ví dụ, đo lường kiểm tra để lấy thông số kích thước đồng thời kiểm tra nhiều loại khuyết tật, xác định màu, hoa văn, lắp ráp hoặc bề mặt. Tham khảo thêm thiết bị đo lường quang học tại đây.

Tự động so sánh với CAD

Là lợi ích độc nhất của đo lường quang học, một số bộ so sánh quang học có thể cung cấp khả năng thực hiện các phép đo và cũng tự động so sánh một chi tiết với file CAD của nó. Điều này là cực kỳ hữu ích trong nhiều ứng dụng, bao gồm cả những dung sai cần phải kiểm tra.

Hình ảnh trên là một ví dụ về các công cụ CAD Auto PASS / FAIL áp dụng trên một chi tiết. Kết quả thu được chính xác hơn nhiều so với sử dụng một so sánh quang học truyền thống.

Giải pháp đo quang học kết hợp

Trong một số trường hợp, cần phải kết hợp phương pháp đo quang học với công nghệ khác để tạo ra kết quả toàn diện hơn so với sử dụng chỉ là một kỹ thuật. Một ví dụ của việc này là khi vison và laser được kết hợp. Các phần vision cung cấp nhanh chóng và chính xác kích thước trục X, Y trong khi laser cho phép đo trục Z nhanh và chính xác.

Hình ảnh trên cho thấy một ví dụ: nó cho thấy một khe kín trên lưỡi tuabin động cơ máy bay. Vision có thể đo chiều rộng và chiều dài của khe kín và laser có thể đo chiều sâu của nó với độ chính xác tuyệt vời, gần như ngay lập tức. Đây là một giải pháp tuyệt vời cho một ứng dụng mà trước đây được coi là khó khăn và tốn thời gian trong ngành công nghiệp hàng không.

Tổng kết

Cuối cùng, và cũng như nhiều phương pháp đo lường khác, phương pháp đo lường quang học có thể được sử dụng để cung cấp một quá trình QC. Kích thước được đo có thể được truyền đến và được lưu trong cơ sở dữ liệu, bao gồm báo cáo, vv.
Kỹ sư chất lượng có nhiều công nghệ khác nhau để đáp ứng một yêu cầu cụ thể. Hiện tại khả năng đo lường quang học đã mở rộng đáng kể phạm vi của các ứng dụng nó có thể phục vụ. Máy đo lường quang học được biết đến như là một phương pháp nhanh, chính xác, linh hoạt và không tiếp xúc. Đo lường quang học sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi của mình trong tương lai.


Zalo

(84) 896 555 247