Khi di sản văn hóa gặp công nghệ hiện đại – một phương pháp bảo tồn phi xâm lấn đã giúp gìn giữ linh hồn của những công trình tôn giáo trăm năm tuổi.
Scan 3D đang từng bước thay đổi cách con người tiếp cận lịch sử – từ quan sát hiện vật sang tái hiện trọn vẹn di sản văn minh cổ đại.
Trong bối cảnh thế giới đang cấp thiết chuyển dịch sang các nguồn năng lượng không phát thải, pin nhiên liệu nổi lên như một giải pháp thay thế tiềm năng cho pin truyền thống và động cơ đốt trong. Không chỉ vận hành êm ái và thân thiện môi trường, công nghệ này còn mở ra triển vọng lớn trong giao thông, công nghiệp và đô thị thông minh. Vậy pin nhiên liệu hoạt động như thế nào, ưu điểm ra sao và tương lai của nó sẽ đi đến đâu?
Trung Quốc được cho là đã yêu cầu các công ty công nghệ trong nước "nộp" dữ liệu thu thập được cho tình báo nước này.
Trích dẫn nguồn tin từ 36 quan chức và cựu quan chức Mỹ, trang Foreign Policy hôm 23/12 cho biết Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS) đã yêu cầu các công ty công nghệ lớn trong nước xử lý dữ liệu thu thập được cho các cơ quan tình báo Trung Quốc, bao gồm dữ liệu bị đánh cắp từ Mỹ. Báo cáo cũng cho biết, các công ty đã được trang bị các công cụ để tập hợp và xử lý lượng lớn dữ liệu đã đánh cắp.
Chính phủ Trung Quốc được cho là đã yêu cầu các công ty trong nước cung cấp dữ liệu đã thu thập.
Theo báo cáo, nguồn dữ liệu được xử lý chủ yếu là thông tin bị đánh cắp trong cuộc tấn công mạng nhằm vào Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ năm 2015, cũng như các cuộc tấn công gần đây của hacker Trung Quốc vào Marriot, Equifax và "gã khổng lồ" về chăm sóc sức khỏe Anthem của Mỹ. Theo các quan chức, những dữ liệu này sau đó được chia sẻ với chính phủ Trung Quốc, giúp Bắc Kinh có cái nhìn sâu hơn về hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ hoặc cách thức mở rộng sang lĩnh vực khác, chẳng hạn lĩnh vực khách sạn.
Nguồn tin nói rằng, việc cung cấp dữ liệu giữa các công ty Trung Quốc với cơ quan tình báo đã có sự dàn xếp từ trước đó. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã phát triển mạnh mẽ hơn gần đây, đặc biệt là ở lĩnh vực thương mại.
Cũng theo báo cáo, sự phối hợp và chuyển giao dữ liệu giữa các cơ quan gián điệp Trung Quốc và các công ty Trung Quốc đã trở thành "chuyện thường ngày". Một quan chức Mỹ nói rằng các công ty được yêu cầu xử lý dữ liệu theo yêu cầu của Trung Quốc là những doanh nghiệp đã có "dấu ấn trên toàn thế giới", như Alibaba hay Baidu.
Alibaba và Baidu chưa đưa ra bình luận.
Theo Steve Ryan, một cựu quan chức cấp cao trong Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, Trung Quốc đang lợi dụng các công ty trong nước có quy mô toàn cầu để thu thập và xử dữ liệu. Các công ty này chủ yếu nhằm vào các nhà thầu quốc phòng Mỹ từ 2006. Trích báo cáo của Thượng viện Mỹ năm 2014, Ryan cho biết hacker Trung Quốc thậm chí đã 20 lần xâm nhập mạng lưới các nhà thầu của một cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.
Báo cáo cũng thừa nhận một số công ty Trung Quốc đã "xử lý dữ liệu một cách miễn cưỡng" cho MSS. Ngoài ra, CIA phát hiện rằng Tencent đã nhận tài trợ từ MSS trong thời gian thành lập. Tuy nhiên, công ty này phủ nhận sau đó, nói rằng cáo buộc là "sai sự thật".
MSS chịu trách nhiệm chính trong hoạt động gián điệp và phản gián của Trung Quốc. Tuy nhiên, không giống với các cơ quan tình báo tương tự như CIA của Mỹ hay MI6 của Anh, mọi thông tin về MSS đều bị hạn chế. Cơ quan này không có website riêng, người phát ngôn cũng như địa chỉ liên hệ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần cáo buộc các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc, như Huawei, WeChat, Bytedance (công ty mẹ của TikTok)... "đe dọa an ninh quốc gia" bằng cách thu thập dữ liệu người Mỹ và gửi cho chính quyền Trung Quốc.
Nguồn: vnexpress.net
(84) 896 555 247