Trong bối cảnh sản xuất hiện đại, nơi yêu cầu về tính linh hoạt, độ chính xác và tốc độ xử lý dữ liệu ngày càng trở nên khắt khe, các giải pháp đo lường di động đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì kiểm soát chất lượng ngay tại hiện trường. Đáp ứng xu thế đó, Mahr đã phát triển dòng thiết bị đo độ nhám di động MarSurf PS 10, MarSurf M 310 và MarSurf M 410
Mahr tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực đo lường chính xác với trạm đo mới MarSurf LD 140/LD 280, tích hợp khả năng đo đồng thời độ nhám và đường viền – tất cả chỉ trong một phép đo duy nhất. Đây là giải pháp lý tưởng dành cho các doanh nghiệp cần kiểm soát chất lượng cao nhưng vẫn tối ưu chi phí và thời gian sản xuất.
Trong các ngành sản xuất hiện đại như ô tô, hàng không, cơ khí chính xác, việc kiểm soát chất lượng các chi tiết quay (shaft) như trục cam, trục truyền động, bánh răng là yếu tố then chốt để đảm bảo độ bền và hiệu suất sản phẩm. Đặc biệt, với các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao, việc sử dụng các phương pháp đo truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế.
Độ nhám bề mặt hay còn được gọi là độ bóng bề mặt. Sau khi gia công, hầu hết bề mặt chi tiết nhìn có vẻ sáng bóng nhưng thực chất lại công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà vẫn có những mấp mô.
Độ nhám bề mặt hay còn được gọi là độ bóng bề mặt. Sau khi gia công, hầu hết bề mặt chi tiết nhìn có vẻ sáng bóng nhưng thực chất lại công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà vẫn có những mấp mô.
Những hình học mấp mô trên bề mặt này là kết quả của quá trình biến dạng dẻo của lớp vật liệu trên bề mặt chi tiết gia công sau quá trình cắt gọt lớp kim loại và rất nhiều nguyên nhân khác.
Những mấp mô có tỉ số giữa bước mấp mô (p) và chiều cao mấp mô (h) ≤ 50: thuộc nhám bề mặt.
50 ≤ p/h ≤ 1000: thuộc sóng bề mặt.
p/h > 1000: sai lệch hình dạng
Tiêu chuẩn độ nhám bề mặt
Nguyên lý hoạt động của dụng cụ đo độ nhám: Khi cho vật dịch chuyển với 1 tốc độ quy định, đầu kim sẽ dò trên bề mặt của sản phẩm cần đo, lúc này đầu kim sẽ dịch chuyển theo chiều vuông góc với bề mặt (chiều nhấp nhô của bề mặt sản phẩm). Lúc này máy sẽ in ra biểu đồ tương ứng với độ dịch chuyển của kim dò và tốc độ dịch chuyển của bề mặt cần đo. Dựa vào biểu đồ này ta xác định được độ nhám bề mặt sản phẩm.
Độ nhám bình quân Ra được gọi là độ nhám tiêu chuẩn, được tính dựa vào biểu đồ do như hình vẽ sau.
Độ nhám Ra
Độ nhám bình quân Ra được tính bằng cách lấy phần dưới đối xứng qua trục đối xứng, sau đó san bằng để có đường bình quân của hai phần diện tích. Khoảng cách từ đường đối xứng đến đường bình quân tính bằng mm.
Độ nhám cực đại Rz hay còn gọi là chiều cao trung bình profil Rz ( µm ) là trung bình tổng của các giá trị tuyệt đối của 5 đỉnh cao nhất và chiều sâu 5 điểm thấp nhất của profil trong khoảng chiều dài chuẩn L.
Độ nhám cực đại Rz
Ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm việc của chi tiết máy.
Nhám lớn dẫn đến khó hình thành màng bôi trơn bề mặt trượt, khi có tải trọng thì đỉnh nhám tiếp xúc sinh ra ma sát nửa ướt hoặc khô, hiệu suất làm việc, tăng nhiệt độ, lực tập chung lớn, ứng suất lớn vượt qua giới hạn cho phép phá hỏng mặt tiếp xúc, chi tiết sẽ nhanh bị mòn.
(84) 896 555 247