Trong bối cảnh sản xuất hiện đại, nơi yêu cầu về tính linh hoạt, độ chính xác và tốc độ xử lý dữ liệu ngày càng trở nên khắt khe, các giải pháp đo lường di động đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì kiểm soát chất lượng ngay tại hiện trường. Đáp ứng xu thế đó, Mahr đã phát triển dòng thiết bị đo độ nhám di động MarSurf PS 10, MarSurf M 310 và MarSurf M 410
Mahr tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực đo lường chính xác với trạm đo mới MarSurf LD 140/LD 280, tích hợp khả năng đo đồng thời độ nhám và đường viền – tất cả chỉ trong một phép đo duy nhất. Đây là giải pháp lý tưởng dành cho các doanh nghiệp cần kiểm soát chất lượng cao nhưng vẫn tối ưu chi phí và thời gian sản xuất.
Trong các ngành sản xuất hiện đại như ô tô, hàng không, cơ khí chính xác, việc kiểm soát chất lượng các chi tiết quay (shaft) như trục cam, trục truyền động, bánh răng là yếu tố then chốt để đảm bảo độ bền và hiệu suất sản phẩm. Đặc biệt, với các chi tiết đòi hỏi độ chính xác cao, việc sử dụng các phương pháp đo truyền thống ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế.
Quy trình hiệu chuẩn Máy đo độ cứng
Kiểm tra theo các yêu cầu sau đây:
a. Kiểm tra mặt bàn đặt mẫu thử và bộ phận nâng hạ bàn
Kiểm tra bộ phận đo độ cứng Kiểm tra độ không phẳng của mặt bàn đặt mẫu bằng thước tóc và bộ căn lá. Độ không phẳng không vượt quá 0,1 mm/100 mm. Điều khiển để bàn đặt mẫu dịch chuyển, bàn phải lên xuống nhẹ nhàng, không bị giật cục, trục vít me đỡ bàn không được rơ.
b. Kiểm tra bộ phận đo độ cứng Kiểm tra độ không phẳng của mặt bàn đặt mẫu bằng thước tóc và bộ căn lá.
– Kiểm tra bộ phận đo độ cứng của máy thử độ cứng Rockwell
Thanh đo của đồng hồ đo chiều sâu vết nén phải chuyển động nhẹ nhàng trên toàn bộ phạm vi đo. Trong quá trình chuyển động, kim không được nhẩy bước. Sau khi tác dụng một lực nhỏ lên đầu đo, kim phải trở lại vị trí ban đầu. Đồng hồ đo phải phù hợp với TCVN 257-2 : 2000 (Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Rocwell).
– Kiểm tra bộ phận đo của máy thử độ cứng Brinell và Vickers
– Với máy có bộ phận đo là quang học, phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
+ Vùng quan sát phải được chiếu sáng đều;
+ Tâm vết nén phải nằm giữa trường quan sát;
+ Vết nén và các vạch số của thước vạch phải rõ nét.
– Kiểm tra độ chính xác của thước vạch bằng thước vạch chuẩn.
+ Với máy thử độ cứng Brinell, sai số không được vượt quá 1%;
+ Với máy thử độ cứng Vickers, sai số không được vượt quá 0,1%.
Kiểm tra bộ phận gá kẹp mẫu thử
Bộ phận gá kẹp mẫu thử phải giữ chặt được mẫu thử trên bàn đặt mẫu trong suốt quá trình thử.
Kiểm tra mũi đo
Sử dụng ống kính phóng đại để quan sát mũi đo. Bề mặt mũi đo không được có vết nứt hoặc khuyết tật.
Mũi đo phải phù hợp với TCVN 256 – 2 : 2000 (Kiểm tra xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Brinell) hoặc TCVN 257 – 2: 2000 hoặc TCVN 258 – 2 : 2000 (Kiểm ta xác nhận và hiệu chuẩn máy thử độ cứng Vickers).
Kiểm tra đo lường
Quy định chung
Quy định đối với kiểm tra lực thử
– Với máy thử độ cứng Rockwell, phải kiểm tra lực ban đầu và các mức lực tổng;
– Với máy thử độ cứng Brinell và Vickers phải kiểm tra tất cả các mức lực;
– Các mức lực được kiểm tra theo chiều lực tăng, mỗi mức được kiểm tra ít nhất 3 lần.
Quy định đối với sai số và tản mạn của giá trị cứng
– Với máy thử độ cứng Rockwell, phải kiểm tra sai số tuyệt đối và độ tản mạn giá trị độ cứng đối với tất cả các thang đo. Trường hợp chỉ dùng 1 thang đo thì tiến hành kiểm tra sai số đối với thang đo được sử dụng.
– Với máy có 2 phương pháp thử độ cứng Rockwell Brinell, hoặc Vickers – Brinell, phải kiểm tra sai số độ cứng và độ tản mạn tương đối với cả 2 phương pháp. Trường hợp chỉ dùng 1 phương pháp thì tiến hành kiểm tra sai số đối với phương pháp được sử dụng.
– Sai số tương đối cho phép lớn nhất của lực thử cho trong bảng 3.
– Sai số tuyệt đối và độ tản mạn cho phép lớn nhất của giá trị độ cứng đối với máy thử độ cứng Rockwell cho trong bảng 4.
– Sai số tương đối của giá trị độ cứng và độ tản mạn tương đối cho phép lớn nhất của đường kính hoặc đường chéo vết lõm với máy thử độ cứng Brinell hoặc Vickers cho bảng 5.
(84) 896 555 247