Tin tức
Bài viết gần đây
Xu hướng phương tiện xanh tăng mạnh - cơ hội cho doanh nghiệp trong tương lai?
Xu hướng phương tiện xanh tăng mạnh - cơ hội cho doanh nghiệp trong tương lai? 13/05/2025

Khi thế giới bắt đầu những bước chuyển mình mới, hướng tới một tương lai xanh và bền vững, ngành công nghiệp ô tô cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Cuộc cách mạng xe điện đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, và những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho người dùng ngày càng trở nên rõ ràng, đặc biệt là về mặt kinh tế.

Bộ phận xoay thủ công Mahr – Giải pháp định vị linh hoạt cho trạm đo MarSurf
Bộ phận xoay thủ công Mahr – Giải pháp định vị linh hoạt cho trạm đo MarSurf 13/05/2025

Mahr Engineered Solutions vừa ra mắt một giải pháp hoàn toàn mới dành cho các trạm đo độ nhám và đường viền MarSurf: bộ phận xoay thủ công. Thiết bị này giúp tăng đáng kể tính linh hoạt và khả năng tiếp cận các điểm đo phức tạp trên phôi gia công – một bước tiến quan trọng trong cải tiến hiệu suất đo lường công nghiệp.

​​​​​​​MarSurf PS 10 – Thiết bị đo độ nhám bề mặt di động, chính xác cho mọi môi trường sản xuất
​​​​​​​MarSurf PS 10 – Thiết bị đo độ nhám bề mặt di động, chính xác cho mọi môi trường sản xuất 13/05/2025

​​​​​​​Trong quá trình gia công cơ khí chính xác, việc kiểm soát độ nhám bề mặt là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tuổi thọ của chi tiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng thuận tiện để mang mẫu đến phòng thí nghiệm đo lường. Đó là lý do MarSurf PS 10 – thiết bị đo độ nhám bề mặt cầm tay của Mahr (Đức) – trở thành giải pháp lý tưởng cho các nhà máy tại Việt Nam.

BÀI HỌC TỪ TOYOTA VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG QUA MÔ HÌNH TPS

20/05/2022 8383

Trong chuyến khảo sát, Tổng giám đốc của Toyota rất ấn tượng với “hệ thống Kéo” trong các siêu thị ở Mỹ - trong đó, số hàng hoá trên kệ luôn được bày vừa đủ và được bổ sung ngay sau khi khách hàng lấy đi.

Thành công của Toyota được ghi nhận không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở trên khắp thế giới. Hãng ô tô này đã phát triển Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) – được coi như chuẩn quản lý sản xuất xe hơi của đất nước mặt trời mọc. TPS là gì? Mô hình ngôi nhà TPS có gì độc đáo? Đâu là yếu tố then chốt giúp Toyota luôn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình? Ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

TPS ra đời như thế nào?

Năm 1950, Toyota đối mặt với hàng loạt khó khăn trong sản xuất và Tổng giám đốc mới nhậm chức của hãng Eiji Toyoda quyết định tìm lối thoát mới qua chuyến khảo sát kéo dài mười hai tuần tại các nhà máy ở Mỹ. Điều thú vị là sau hàng chục năm, kỹ thuật sản xuất hàng loạt ở quốc gia này hầu như không thay đổi. Eiji Toyoda nhận thấy hàng loạt các vấn đề tồn đọng trong sản xuất hàng loạt: lãng phí, nhiều sản phẩm tồn kho, mô hình tổ chức không ổn định v.v và đây đều là những vấn đề mà công ty của ông đang vấp phải.

Ông Eiji Toyoda - Tổng giám đốc của Toyota tại thời điểm đó.

Trong chuyến khảo sát, Tổng giám đốc của Toyota rất ấn tượng với “hệ thống Kéo” trong các siêu thị ở Mỹ - trong đó, số hàng hoá trên kệ luôn được bày vừa đủ và được bổ sung ngay sau khi khách hàng lấy đi. Nói cách khác, việc sản xuất phải tương ứng với lượng hàng hoá tiêu thụ. Kết hợp với những bài học quý báu từ Henry Ford và W. Edwards Deming, Eiji Toyoda và các cộng sự của mình đã hình thành lên Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) – hệ thống chú trọng đến việc sản xuất một dòng sản phẩm liên tục và giải quyết những vấn đề thường gặp trong sản xuất như đã nêu trên.

Mô hình ngôi nhà TPS

Thời điểm ban đầu, Toyota không cân nhắc đến việc lưu lại dữ liệu về cách hệ thống TPS được áp dụng trong các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, sau đó, hãng nhận thấy các đối tác cung ứng cũng cần tuân theo hệ thống TPS để đạt được chất lượng tốt nhất, tiết kiệm thời gian, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất. Fujio Cho, Tổng giám đốc của Toyota tại thời điểm đó đã dựng lên mô hình ngôi nhà chất lượng TPS (ngày nay được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi Sản xuất tinh gọn) để mô tả triết lý sản xuất chung và mô hình hoạt động của hãng.

Trong đó, mái nhà là mục tiêu chung và cao nhất mà tất cả các nhà sản xuất hướng tới: quản lý hiệu quả các yếu tố chất lượng, chi phí, thời gian, an toàn, và tinh thần lao động. Hai cột trụ chính là Just-In-Time (Vừa đúng lúc) – đề cập đến việc sản xuất vừa đủ, đúng lúc, tránh lãng phí và Jidoka (Tự động kiểm lỗi) – chỉ công đoạn kiểm soát lỗi, không để lọt lỗi sang giai đoạn sau. Yếu tố trung tâm của ngôi nhà TPS là con người và tập thể, cải tiến liên tục và tránh lãng phí.

Bám sát nguyên tắc TPS, hướng tới phát triển bền vững

Có những nguyên tắc mà Toyota luôn tuân theo và một trong số đó là không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản xuất nhằm mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng chính là mục tiêu dài hạn của hãng. Bên cạnh đó, Toyota cũng chú trọng đến việc thiết kế lại quy trình làm việc, tạo dòng xử lý liên tục để giải quyết các vấn đề như nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất ổn định, giảm chi phí hàng tồn kho, và giải phóng mặt bằng.

Ngoài Just-In-Time, Toyota còn áp dụng “Hệ thống Kéo” để xử lý tình trạng sản xuất thừa thường thấy trong mô hình sản xuất hàng loạt. Nói chính xác hơn, hệ thống này đề cập đến việc cung cấp hàng hoá theo nhu cầu thật sự của khách hàng, thay vì sản xuất ồ ạt theo hệ thống hay lịch trình.

Trong hành trình không ngừng cải tiến, Toyota luôn thận trọng khi áp dụng các công nghệ mới vào quy trình sản xuất. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt giúp hãng phát triển bền vững trên thị trường trong và ngoài nước. Mọi công nghệ được sử dụng đều được phân tích và kiểm tra khắt khe trước khi được áp dụng rộng rãi. Toyota luôn sẵn sàng loại bỏ các công nghệ vi phạm nguyên tắc TPS của hãng.

Trên đây là một vài nét về mô hình TPS của Toyota – thương hiệu sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản. Không khó để hiểu tại sao Toyota và TPS lại có khả năng thay đổi thế giới sản xuất ô tô, phải không nào?!

Cập nhật thêm kiến thức về quản lý chất lượng qua tạp chí Quality Mastery: https://qualitymastery.v-proud.vn/

Tham khảo các giải pháp quản lý chất lượng tại website: v-proud.vn/sanpham và Doluongcongnghiep.vn

#toyota #carmanufacturing #oto #sanxuatoto #xehoi #xetoyota


Zalo

(84) 896 555 247