Tin tức
Bài viết gần đây
Tiêu chuẩn VDI/VDE 2612/2613 - Bước tiến cho đo lường bánh răng chính xác
Tiêu chuẩn VDI/VDE 2612/2613 - Bước tiến cho đo lường bánh răng chính xác 19/12/2024

Trong ngành công nghiệp hiện đại, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất bánh răng, việc đảm bảo độ chính xác tuyệt đối không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn xây dựng uy tín thương hiệu. Đây là lúc tiêu chuẩn VDI/VDE 2612/2613 xuất hiện như một "kim chỉ nam" cho các hệ thống đo lường bánh răng tiên tiến.

7 LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DÙNG ROBOT SO MẪU EQUATOR
7 LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DÙNG ROBOT SO MẪU EQUATOR 11/12/2024

Hệ thống Equator là một hệ thống đo được thiết kế cải tiến linh hoạt hỗ trợ việc tăng tốc độ, khả năng lặp lại và dễ sử dụng theo phương pháp thủ công hoặc tự động ứng dụng cho xưởng sản xuất cũng như nâng cao hiệu suất phòng QC.

QC20 ballbar giải pháp kiểm tra máy gia công hiệu quả
QC20 ballbar giải pháp kiểm tra máy gia công hiệu quả 28/11/2024

Được đánh giá cao trong ngành nhờ tính nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả, QC20 ballbar của Renishaw là sự lựa chọn đáng tin cậy để kiểm tra hiệu suất máy gia công.

BÀI HỌC TỪ TOYOTA VỀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG QUA MÔ HÌNH TPS

20/05/2022 6934

Trong chuyến khảo sát, Tổng giám đốc của Toyota rất ấn tượng với “hệ thống Kéo” trong các siêu thị ở Mỹ - trong đó, số hàng hoá trên kệ luôn được bày vừa đủ và được bổ sung ngay sau khi khách hàng lấy đi.

Thành công của Toyota được ghi nhận không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở trên khắp thế giới. Hãng ô tô này đã phát triển Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) – được coi như chuẩn quản lý sản xuất xe hơi của đất nước mặt trời mọc. TPS là gì? Mô hình ngôi nhà TPS có gì độc đáo? Đâu là yếu tố then chốt giúp Toyota luôn đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình? Ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

TPS ra đời như thế nào?

Năm 1950, Toyota đối mặt với hàng loạt khó khăn trong sản xuất và Tổng giám đốc mới nhậm chức của hãng Eiji Toyoda quyết định tìm lối thoát mới qua chuyến khảo sát kéo dài mười hai tuần tại các nhà máy ở Mỹ. Điều thú vị là sau hàng chục năm, kỹ thuật sản xuất hàng loạt ở quốc gia này hầu như không thay đổi. Eiji Toyoda nhận thấy hàng loạt các vấn đề tồn đọng trong sản xuất hàng loạt: lãng phí, nhiều sản phẩm tồn kho, mô hình tổ chức không ổn định v.v và đây đều là những vấn đề mà công ty của ông đang vấp phải.

Ông Eiji Toyoda - Tổng giám đốc của Toyota tại thời điểm đó.

Trong chuyến khảo sát, Tổng giám đốc của Toyota rất ấn tượng với “hệ thống Kéo” trong các siêu thị ở Mỹ - trong đó, số hàng hoá trên kệ luôn được bày vừa đủ và được bổ sung ngay sau khi khách hàng lấy đi. Nói cách khác, việc sản xuất phải tương ứng với lượng hàng hoá tiêu thụ. Kết hợp với những bài học quý báu từ Henry Ford và W. Edwards Deming, Eiji Toyoda và các cộng sự của mình đã hình thành lên Hệ thống sản xuất Toyota (TPS) – hệ thống chú trọng đến việc sản xuất một dòng sản phẩm liên tục và giải quyết những vấn đề thường gặp trong sản xuất như đã nêu trên.

Mô hình ngôi nhà TPS

Thời điểm ban đầu, Toyota không cân nhắc đến việc lưu lại dữ liệu về cách hệ thống TPS được áp dụng trong các cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, sau đó, hãng nhận thấy các đối tác cung ứng cũng cần tuân theo hệ thống TPS để đạt được chất lượng tốt nhất, tiết kiệm thời gian, đồng thời giảm bớt chi phí sản xuất. Fujio Cho, Tổng giám đốc của Toyota tại thời điểm đó đã dựng lên mô hình ngôi nhà chất lượng TPS (ngày nay được biết đến rộng rãi hơn với tên gọi Sản xuất tinh gọn) để mô tả triết lý sản xuất chung và mô hình hoạt động của hãng.

Trong đó, mái nhà là mục tiêu chung và cao nhất mà tất cả các nhà sản xuất hướng tới: quản lý hiệu quả các yếu tố chất lượng, chi phí, thời gian, an toàn, và tinh thần lao động. Hai cột trụ chính là Just-In-Time (Vừa đúng lúc) – đề cập đến việc sản xuất vừa đủ, đúng lúc, tránh lãng phí và Jidoka (Tự động kiểm lỗi) – chỉ công đoạn kiểm soát lỗi, không để lọt lỗi sang giai đoạn sau. Yếu tố trung tâm của ngôi nhà TPS là con người và tập thể, cải tiến liên tục và tránh lãng phí.

Bám sát nguyên tắc TPS, hướng tới phát triển bền vững

Có những nguyên tắc mà Toyota luôn tuân theo và một trong số đó là không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản xuất nhằm mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất cho khách hàng. Sự hài lòng của khách hàng chính là mục tiêu dài hạn của hãng. Bên cạnh đó, Toyota cũng chú trọng đến việc thiết kế lại quy trình làm việc, tạo dòng xử lý liên tục để giải quyết các vấn đề như nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất ổn định, giảm chi phí hàng tồn kho, và giải phóng mặt bằng.

Ngoài Just-In-Time, Toyota còn áp dụng “Hệ thống Kéo” để xử lý tình trạng sản xuất thừa thường thấy trong mô hình sản xuất hàng loạt. Nói chính xác hơn, hệ thống này đề cập đến việc cung cấp hàng hoá theo nhu cầu thật sự của khách hàng, thay vì sản xuất ồ ạt theo hệ thống hay lịch trình.

Trong hành trình không ngừng cải tiến, Toyota luôn thận trọng khi áp dụng các công nghệ mới vào quy trình sản xuất. Đây cũng là một trong những yếu tố then chốt giúp hãng phát triển bền vững trên thị trường trong và ngoài nước. Mọi công nghệ được sử dụng đều được phân tích và kiểm tra khắt khe trước khi được áp dụng rộng rãi. Toyota luôn sẵn sàng loại bỏ các công nghệ vi phạm nguyên tắc TPS của hãng.

Trên đây là một vài nét về mô hình TPS của Toyota – thương hiệu sản xuất ô tô đa quốc gia của Nhật Bản. Không khó để hiểu tại sao Toyota và TPS lại có khả năng thay đổi thế giới sản xuất ô tô, phải không nào?!

Cập nhật thêm kiến thức về quản lý chất lượng qua tạp chí Quality Mastery: https://qualitymastery.v-proud.vn/

Tham khảo các giải pháp quản lý chất lượng tại website: v-proud.vn/sanpham và Doluongcongnghiep.vn

#toyota #carmanufacturing #oto #sanxuatoto #xehoi #xetoyota


Zalo

(84) 896 555 247