Trong các dây chuyền lắp ráp tự động, đặc biệt là trong ngành sản xuất linh kiện cơ khí chính xác, việc kiểm soát kích thước và sai lệch trong giới hạn cho phép là yếu tố sống còn. Một thiết bị không thể thiếu trong các công đoạn kiểm tra đó chính là đồng hồ so điện tử (digital indicators). Trong số các sản phẩm của thương hiệu Mahr (Đức), hai dòng đồng hồ so MarCator 1086 và MarCator 1087 BRI thường được các kỹ sư cân nhắc sử dụng. Vậy, đâu là lựa chọn tối ưu cho dây chuyền sản xuất hiện đại?
Khi các nhà máy tại Việt Nam bước vào kỷ nguyên sản xuất thông minh (Smart Manufacturing), bài toán không chỉ nằm ở máy gia công tốc độ cao mà còn ở hệ thống đo kiểm chính xác – nơi chất lượng sản phẩm bắt đầu và kết thúc. Trong bối cảnh đó, thước đo cao MICRO-HITE+M 900 – dòng thiết bị đo chiều cao điện tử cao cấp của TESA Technology (Thụy Sĩ) – đang trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược kiểm soát chất lượng của các doanh nghiệp cơ khí tiên tiến.
Ren API (American Petroleum Institute) đóng vai trò sống còn trong ngành công nghiệp dầu khí, đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của các kết nối trong điều kiện khắc nghiệt. Việc kiểm tra ren API một cách chính xác là vô cùng quan trọng, nhưng các phương pháp truyền thống đôi khi gặp nhiều thách thức.
ĐỊNH NGHĨA VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TRÒN
Xét về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí chế tạo, vì số lượng lớn và tính ứng dụng cao của các chi tiết có hình dạng tròn trụ như trục truyền động, ổ lăn, bạc lót… nên dung sai độ tròn trở thành một thông số hình học cơ bản và quan trọng. Trong môi trường sản xuất, các nguyên nhân gây ra sai lệch độ tròn có thể do sai lệch chuyển động của trục chính máy gia công, bôi trơn không đủ, dụng cụ cắt bị mài mòn, v.v…
Trong bài viết trước, chúng ta đã nghiên cứu về phương pháp Đường tròn bình phương nhỏ nhất (LSC), trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 phương pháp còn lại.
Trong phương pháp này, hai đường tròn đồng tâm được sử dụng làm tham chiếu để đo sai lệch độ tròn, trong đó gồm 1 đường tròn ngoại tiếp và 1 đường tròn nội tiếp với biên dạng cần khảo sát, sao cho sai lệch về bán kính của 2 đường tròn này là bé nhất. Hai đường tròn này cũng là duy nhất thoả mãn cả 3 điều kiện trên. Sai lệch tròn ở đây là sự khác biệt giữa bán kính của hai đường tròn. Phương pháp này được thể hiện trong Hình 1.
Đường tròn nội tiếp tối đa, được định nghĩa là đường tròn có đường kính lớn nhất trong số các đường tròn nội tiếp với biên dạng khảo sát. Đường tròn này và tâm của nó là duy nhất, đồng thời tâm của đường tròn này có thể trùng hoặc không trùng với tâm của chi tiết khảo sát.
Sử dụng tâm của đường tròn nội tiếp tối đa làm tâm, vẽ tiếp 1 đường tròn đi qua đỉnh xa nhất và 1 đường tròn đi qua đáy gần nhất của biên dạng khảo sát. Sai lệch độ tròn đo được chính là sai lệch về bán kính của 2 đường tròn này.
Phương pháp này gần giống với phương pháp MIC được đề cập ở trên. Tuy nhiên, đường tròn tham chiếu có tâm được xác định bằng cách vẽ một đường tròn có đường kính bé nhất có thể, và ngoại tiếp với biên dạng cần khảo sát.
Sử dụng tâm của đường tròn nội tiếp tối đa làm tâm, vẽ tiếp 1 đường tròn đi qua đỉnh xa nhất và 1 đường tròn đi qua đáy gần nhất của biên dạng khảo sát. Sai lệch độ tròn đo được cũng chính là sai lệch về bán kính của 2 đường tròn này.
Liên hệ với chúng để được tư vấn chi tiết hơn:
CÔNG TY CỔ PHẦN V-PROUD
(84) 89 664 8269 – Ms Ngọc Anh
(84) 89 663 8269 – Mr Trường
(84) 89 662 8296 – Ms Huyền Trang
(84) 896 555 247