V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Ngay từ bây giờ, các nhà phân tích đã có thể phác họa được mô hình nền sản xuất thông minh trong vòng 20 năm tới. Mô hình ấy chủ yếu được gây dựng nền móng từ những ứng dụng công nghệ 4.0 và hệ thống thông minh tích hợp đang được sử dụng ngày nay như nền tảng điện toán đám mây, Công nghệ IoT, Big Data, Machine Learning hay AI,…
Tầm nhìn cho nền sản xuất thông minh trong tầm hai thập kỷ tới được các chuyên gia phân tích nhận định nhờ vào những tiến bộ trong các nền tảng và hệ thống tích hợp. Công nghệ 4.0 có thể cung cấp và phân tích các dữ liệu thông minh liên quan giúp nhà quản trị tối ưu hóa các quy trình kinh doanh trong các nhà máy và trên toàn bộ chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, sự phát triển của nhà máy thông minh cũng cũng chịu sự tác động mạnh mẽ từ những yêu cầu khách quan từ xu hướng kinh doanh – sản xuất chung trên toàn cầu. Dưới đây là một vài xu hướng chính có tác động tích cực đến nền sản xuất thông minh thời gian tới:
Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày nay đang thay đổi rất nhiều so với trước. Họ có nhu cầu mua các sản phẩm đặc biệt tạo nên điểm khác biệt của bản thân thay vì mua các sản phẩm giống nhau được sản xuất đồng loạt. Chính vì điều này, các doanh nghiệp phải có những thay đổi để phù hợp với yêu cầu mới của thị trường: chuyển từ việc sản xuất đồng loạt sang các sản phẩm theo nhu cầu của từng cá nhân hoặc nhóm nhỏ khách hàng. Doanh nghiệp không phải chỉ là nơi sản xuất hàng hóa đơn thuần, mà họ phải biến thành nhà cung cấp dịch vụ làm tăng chất lượng trải nghiệm của khách hàng.
Các mô hình kinh doanh kết hợp dịch vụ – sản xuất này đòi hỏi nhiều tương tác của khách hàng với doanh nghiệp hơn để doanh nghiệp có thể nắm bắt được tốt hơn các nhu cầu thị trường. Để có thể sở hữu các thông tin quý giá này, các ứng dụng kỹ thuật số đang dần thay thế hoàn toàn các phương thức tiếp cận truyền thống nhằm thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng.
Bên cạnh đó, sự phát triển của thiết bị thông minh, Big Data, công nghệ AI, Internet vạn vật (IoT),… giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa doanh nghiệp với khách hàng và tạo những trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa tối đa.
Các công nghệ mới không chỉ cho phép tối ưu hóa các quy trình hiện có, chúng còn làm tăng động lực sản xuất, sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đó trong lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể phát huy hiệu quả khi chúng được ứng dụng trong môi trường phù hợp. Đây chính là động lực buộc doanh nghiệp phải xem lại tất cả các quy trình, dây chuyền sản xuất, chuỗi giá trị và mô hình kinh doanh của mình để tìm kiếm công nghệ phù hợp.
Trước đây, các doanh nghiệp khá ngần ngại khi phải kiểm tra hay thậm chí xây dựng lại bất kỳ quy trình kinh doanh sản xuất nào bởi chúng sẽ tiêu tốn thời gian và sức lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp vẫn khăng khăng duy trì các nền tảng sản xuất cũ, các ứng dụng công nghệ mới khi được đưa vào sản xuất sẽ không thể phát huy tác dụng bởi chính doanh nghiệp cũng không biết rõ họ cần thay đổi và cải thiện điều gì.
Khoảng ba thập kỷ trước, khi quá trình đổi mới trong sản xuất dẫn đến việc sử dụng robot trong các nhà máy ngày càng phổ biến, nhiều người dự đoán rằng trong vòng 10 năm nữa, tất cả các nhà máy sẽ chứa đầy robot và sẽ không cần đến yếu tố con người để điều khiển và kiểm soát hiệu quả làm việc của hệ thống robot. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ sau, hơn một nửa các nhiệm vụ sản xuất quan trọng vẫn được thực hiện và khai thác bởi con người.
Thay vì thay thế con người, robot sẽ hợp tác làm việc với sự phân bổ trách nhiệm một cách cân bằng. Các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (AR) sẽ tăng cường, hỗ trợ và trao quyền cho người lao động trong tương lai. Ví dụ, trong các hoạt động quản trị, AI giúp doanh nghiệp tổng hợp, phân tích các dữ liệu nhằm vẽ ra bức tranh toàn cảnh về nhu cầu thực của khách hàng, nhưng AI không thể đưa ra các quyết định hay thay thế con người đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong các khu vực sản xuất, robot hay các công nghệ khác có thể được đưa vào các dây chuyền sản xuất nhằm giải phóng sức lao động cho con người, nhưng doanh nghiệp vẫn cần sự hiện diện của người lao động trong các dây chuyền đó nhằm giám sát và sẵn sàng giải quyết các sự cố từ các hoạt động sản xuất tự động.
Trong vài thập kỷ qua, nhiều tiến bộ trong kỹ thuật, tự động hóa sản xuất và hệ thống kinh doanh xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Hệ thống quản lý hoạt động sản xuất (MOM) và hoạt động quản trị số là tiêu chuẩn mới đối với nhà máy thông minh. Các máy móc, thiết bị ngày càng thông minh hơn khi được tích hợp các máy tính nhúng, AI và giao diện chương trình ứng dụng (API). Các ứng dụng này luôn sẵn sàng trao đổi dữ liệu với hệ thống điều hành sản xuất (MES) và nền tảng đám mây. Sản xuất thông minh không chỉ loại bỏ các bước thủ công và sự không nhất quán về thông tin, chúng còn giúp liên kết các khối dữ liệu và hình thành nên các trao đổi dữ liệu tự động dựa vào nền tảng kỹ thuật số.
Việc trao đổi dữ liệu trong tương lai sẽ vượt xa những tác vụ cơ bản hiện nay như đơn đặt hàng mua, giao hàng và dữ liệu bảo hành. Trong tương lai, nhà máy thông minh không phải là trung tâm của hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp thông minh mà chỉ còn là một điểm nhấn trong hệ sinh thái đa nền tảng, không chỉ trong nội bộ doanh nghiệp mà còn liên kết với các nhà cung cấp, đối tác, nhà phân phối và thậm chí cả khách hàng.
Sự hiện diện của cảm biến chi phí thấp, mạng lưới internet phủ sóng rộng khắp và dịch vụ điện toán đám mây hiện thực hóa việc truy cập và phân tích tổng thể dữ liệu trên các hệ thống tích hợp. Các bộ dữ liệu phi cấu trúc như hình ảnh, ngôn ngữ tự nhiên và thậm chí các tin nhắn trên phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành một phần của dữ liệu lớn (Big Data). Việc ngày càng thu thập được nhiều dữ liệu hơn tích hợp với khả năng AI đang đưa chúng ta đến gần hơn với các hệ thống có khả năng tự chủ hóa cao hơn. Những hệ thống quản trị sản xuất trong tương lai sẽ chỉ còn yêu cầu con người can thiệp khi cần thiết.
Các chính phủ ngày nay đang khuyến khích các mô hình nhà máy thông minh triển khai tại quốc gia đó. Chúng là động cơ cho các doanh nghiệp áp dụng sản xuất thông minh và cũng là cách thu hút nhân sự chất lượng về làm việc cho họ.
Chính vì lẽ đó, sản xuất dựa trên nền tảng kỹ thuật số đang dần trở thành văn hóa sản xuất trong doanh nghiệp nói riêng mà còn là văn hóa sản xuất toàn cầu nói chung. Và khi đó công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong hình ảnh công ty và thu hút nhân tài.
Các xu hướng này không mới nhưng chắc chắn không phải tất cả các doanh nghiệp nhận ra sức tác động mạnh mẽ của chúng đến nền sản xuất thông minh trong thời gian tới. Do vậy, để có thể nâng cao tính cạnh tranh và tính thích ứng với các biến đổi thị trưởng tương lai, doanh nghiệp cần trang bị dần cho mình những kiến thức và ứng dụng thực tế công nghệ ngay từ bây giờ.
(84) 896 555 247