Đồng hồ so (Indicator/Round type dial gauge) là dụng cụ đo được gắn trên đầu đo của thước đo cao hoặc giá đỡ để đo độ thẳng, độ đảo hướng kính của mặt trong, độ phẳng, độ song song của khe, rãnh,... Đồng hồ so có rất nhiều ứng dụng đo độ vuông góc, độ côn, độ đảo, độ lệch của các công trình, sản phẩm. Nhờ vào độ sai số thấp, độ chính xác gần như tuyệt đối, đồng hồ so được dùng nhiều đối với các vị trí yêu cầu độ nhạy cảm cao.
Đồng hồ so là một trong những thiết bị đo kiểm cơ khí được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng cũng như các khu công nghiệp. Vậy có những loại đồng hồ so nào và chúng có đặc điểm gì khác nhau?
Panme đo ngoài là một trong những thiết bị đo lường phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và được sử dụng rộng rãi trong các nhà xưởng, các khu công nghiệp. Nó giúp người dùng giám sát chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên cho tới bước sản xuất cuối cùng để tạo ra sản phẩm. Việc hiệu chuẩn panme đo ngoài định kì sẽ giúp cho người sử dụng an tâm hơn và hạn chế được các rủi ro về sai lệch trong khâu sản xuất.
(Chinhphu.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
Dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản tại các điều của Nghị định số 51/2019/NĐ-CP ngày 13/6/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ (KHCN), chuyển giao công nghệ.
Bộ KH&CN cho biết qua thực tiễn thanh tra KHCN cho thấy hầu hết các tổ chức KHCN và các nhiệm vụ KHCN được thanh tra đều chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ việc công khai thông tin nhiệm vụ KHCN. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là chưa có chế tài xử phạt đối với việc thực hiện quy định về công khai thông tin nhiệm vụ KHCN. Do đó, cần bổ sung hình thức xử phạt đối với hành vi "không thực hiện công khai hoặc công khai thông tin nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước không đúng quy định".
Theo dự thảo, vi phạm quy định về đăng ký thông tin nhiệm vụ KHCN sử dụng ngân sách Nhà nước được đề xuất bổ sung phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện công khai thông tin nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước không đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Dự thảo Nghị định bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi chuyển giao công nghệ nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ nhằm phù hợp với quy định và xu hướng khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, chuyển giao.
Cụ thể, bổ sung Khoản 3 Điều 25 buộc đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ đối với hành vi chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Dự thảo cũng bổ sung Khoản 11, Khoản 12 và Khoản 13 vào Điều 4 biện pháp khắc phục.
Theo đó, tổ chức cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp như: Buộc công khai thông tin nhiệm vụ khoa học và công nghệ; buộc báo cáo tình hình hoạt động khoa học và công nghệ; buộc đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ.
Nguồn: Chinhphu.vn
(84) 896 555 247