Tin tức
Bài viết gần đây
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD
7 LÝ DO BẠN NÊN CHỌN HỌC GD&T Ở V-PROUD 15/03/2024

Bạn đã biết V-Proud là đơn vị tiên phong trong đào tạo dung sai kích thước hình học GD&T trong bản vẽ kỹ thuật? Bạn đang cân nhắc một khóa học cá nhân hay cho doanh nghiệp của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của V-Proud để giúp nhà máy bạn đưa ra quyết định tốt hơn.

NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO
NHẬN DIỆN GƯƠNG MẶT CHẤT LƯỢNG: TỐ CHẤT LÃNH ĐẠO 20/01/2022

Từ buổi bình minh của nhân loại, vẫn luôn tồn tại những nhà lãnh đạo. Thậm chí thời tiền sử đã xuất hiện nhà lãnh đạo. Nhưng khác với khủng long, các nhà lãnh đạo không bị tuyệt chủng.

Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM)
Khi nào cần thay thế kim đo máy CMM? Cách chọn kim đo cho máy đo tọa độ ba chiều ( 3D CMM) 04/01/2022

Kim đo máy CMM là một thiết bj quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của phép đo máy CMM. Vậy trong trường hợp nào ta cần thay thế kim đo máy CMM? Và khi thay thế chúng, ta cần lưu ý những yếu tố nào để có thể lựa chọn được một kim đo phù hợp? Hãy cùng tìm hiểu cùng V-proud nhé!

Cải thiện quy trình TPM với công nghệ 4.0

04/05/2021 2857

Ngày nay, mọi phương pháp hay quy trình được sử dụng trong doanh nghiệp đều được nâng cao giá trị bởi sự hỗ trợ của các nền tảng công nghệ 4.0. Chúng là chất xúc tác và cũng là cơ sở để các quy trình, đơn cử như quy trình TPM, cải thiện được hiệu quả và chất lượng trong quá trình sử dụng.

TPM là gì?

TPM (Total Productive Maintenance) là một cách tiếp cận toàn diện để bảo trì thiết bị nhằm cố gắng đạt được quy trình sản xuất hoàn hảo:

  • Không có sự cố xảy ra trong sản xuất;
  • Không có tình trạng tạm dừng sản xuất trong thời gian ngắn hoặc sản xuất chậm;
  • Không có lỗi trên sản phẩm;

Công nghệ 4.0 với 8 trụ cột trong quy trình TPM

Với 5S là nền tảng, TPM tiếp cận các hoạt động trong sản xuất qua 8 trụ cột như hình mình họa ở trên. Đây chính là cách thức TPM tiếp cận một cách bao quát nhất đến các hoạt động bảo trì trong môi trường sản xuất.

Cũng qua 8 trụ cột trên, các công nghệ sản xuất 4.0 cũng giúp cải thiện hiệu quả của quy trình TPM hiện nay. 

1.Bảo trì tự động

Có lẽ đặc điểm độc đáo nhất của TPM tận dụng những các nhận viên trong các khu vực sản xuất để thực hiện hoạt động bảo trì tự động. Các nhân viên đều là những người tiếp xúc và sử dụng thiết bị hàng ngày, họ cũng là những người hiểu rõ nhất cách thức và hiệu quả hoạt động của thiết bị đó. Theo cách truyền thống, các nhân viên lành nghề được đào tạo làm chủ các công nghệ được tích hợp trên máy móc, nhận biết và thực hiện các hoạt động bảo trì thường xuyên như làm sạch, bôi trơn và kiểm tra. Họ hoàn toàn có thể xử lý các sự cố trên máy móc nhằm tiết kiệm thời gian trong vận hành dây chuyền sản xuất thay vì dành thời gian đợi chờ các kỹ sư. 

Tuy nhiên khi công nghiệp 4.0 được ứng dụng vào sản xuất, hệ thống máy móc hoạt động một cách tự động hơn, quá trình vận hành được thực hiện ít phức tạp hơn khiến hoạt động sử dụng, giám sát và bảo trì của các nhân viên vận hành trong sản xuất trở nên đơn giản hơn.

2. Bảo trì có kế hoạch

Hoạt động bảo trì trước khi sự cố xảy ra là hoạt động rất cần thiết trong các doanh nghiệp sản xuất. Bởi bất kỳ sự cố nào diễn ra trong khi dây chuyền sản xuất đang được vận hành sẽ làm phát sinh các thời gian chết, ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất hàng hóa và hiệu quả lao động của nhân viên. Tuy nhiên, với sự can thiệp của công nghệ Machine Learning trong nền công nghiệp hiện đại ngày nay, các sự cố máy móc đều có thể dự đoán trước thông qua các dữ liệu được phân tích. Do vậy, các hoạt động bảo trì chỉ được thực hiện khi cần thiết và có thể được định trước thời gian để tránh hoàn toàn thời gian chết trong quá trình sản xuất.

3. Quản lý chất lượng

Các nhân viên được đào tạo và khuyến khích xác định các vấn đề trong sản xuất có thể dẫn đến các khiếm khuyết và các vấn đề chất lượng sản phẩm. Với nền công nghiệp 4.0, các dữ liệu dự đoán chất lượng, dữ liệu cảm biến và học máy giúp xác định sự bất thường trong hành vi của máy móc, cảnh báo cho người vận hành thực hiện phân tích nguyên nhân gây ra các điểm bất thường đó. Từ đó, các vấn đề có thể được khắc phục sớm hơn so với trước đây, làm giảm thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp, hạn chế sự suy giảm chất lượng và lỗi trong sản phẩm.

4. Bảo trì có trọng tâm

Trong doanh nghiệp, có những nhóm/đội được hình thành nhằm tích cực tham gia làm việc tại mọi giai đoạn trong quy trình sản xuất. Các vấn đề ảnh hưởng đến sản xuất được các nhân viên giải quyết để đảm bảo quy trình sản xuất đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Họ làm việc theo từng trọng tâm công việc cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Ngoài nghiên cứu các quy trình qua các công cụ thủ công, hiện tại, họ được hỗ trợ làm việc bởi áp dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo (ví dụ: mạng nơ ron nhân tạo). Từ đó, các nguyên nhân gốc của các lỗi trong sản xuất có thể được phát hiện. Thông tin kiểm tra và các giả thuyết có thể được chia sẻ trên toàn công ty, cho phép các nhóm/đội cộng tác tốt hơn và đạt được các kết quả thành công hơn.

5. Quản lý từ đầu

Nhờ có các công nghệ 4.0, dữ liệu sản xuất trong các hệ thống lịch sử có thể được phân tích để xác định các trạng thái thiết lập máy tốt nhất bằng cách so sánh các cài đặt/thiết kế từ quá khứ tới hiện tại. Việc chuẩn bị này giúp rút ngắn thời gian setup thiết bị mới và cải thiện mức độ an toàn trong vận hành. Do vậy, quá trình triển khai TPM có thể được thực hiện ngay từ đầu đối với các loại máy móc, thiết bị mới được trang bị cho nhà máy.

6. Huấn luyện & Đào tạo

Xuất phát từ trụ cột đầu tiên của quy trình TPM, các nhân viên trong toàn doanh nghiệp được đào tạo các kỹ năng cần thiết để duy trì máy móc và xác định các vấn đề. Điều này đem lại lợi ích đa chiều: các nhân viên vận hành được bảo trì học cách tiếp cận công việc chủ động hơn trong khi các nhà quản lý được khuyến khích cải thiện kỹ năng lãnh đạo. Hiện nay, ở các doanh nghiệp hiện đại, các hoạt động này được hỗ trợ bởi các công nghệ và thiết bị hiện đại, giúp thể hiện một cách trực quan hóa. Thay vì phải chuẩn bị tài liệu, giấy tờ thủ công như trước kia, hoạt động huấn luyện đào tạo được thể hiện qua các hình ảnh kỹ thuật số, tái hiện lại bằng mô hình 3D, hỗ trợ các nhân viên tìm hiểu về sự phức tạp của sản xuất ở tất cả các cấp độ: từ linh kiện và máy móc đến dây chuyền sản xuất và quản lý cơ sở tổng thể.

Nội dung giáo dục cũng có thể cung cấp trực tuyến và có sẵn cho nhân viên 24/7. Nhân viên mới có thể được chỉ định đào tạo bởi các nhân viên có kinh nghiệm, những người có thể có quyền truy cập vào hệ thống thông tin đó hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc.

7. An toàn & sức khỏe 

Một môi trường làm việc an toàn hơn được tạo ra bằng cách xác định các rủi ro sức khỏe và các mối nguy tiềm ẩn và làm việc để loại bỏ chúng. Điều kiện làm việc không thoải mái làm tổn hại đến năng suất và tinh thần làm việc của nhân viên trong khu vực sản xuất. Trong các khu vực sản xuất ngày nay, các cảm biến có thể đo chất lượng không khí, bức xạ, nhiệt độ và các điều kiện môi trường khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất. Công nghệ cũng giúp cảnh báo sớm các khí độc hại, tăng áp và nguy cơ hỏa hoạn trong môi trường sản xuất, từ đó có thể cứu sống và ngăn ngừa thiệt hại cho thiết bị.

8.Hệ thống hỗ trợ (quản trị)

Các hoạt động phục vụ cho TPM của các bộ phận không trực tiếp tham gia vào sản xuất cũng rất quan trọng. Các chức năng quản trị tại văn phòng như xử lý đơn hàng, lập lịch, nhân sự, kế toán phải được đồng bộ với các khía cạnh khác của bộ phận sản xuất thông qua một giao thức kết nối và tổng hợp thông tin hiệu quả, minh bạch. Các thuật toán Trí tuệ nhân tạo rất phù hợp để phân tích và ra quyết định, hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động quản trị sản xuất.

Kết

Nếu đang hoặc có ý định sử dụng cho quy trình TPM tại doanh nghiệp, bạn nên cân nhắc đến ứng dụng các giải pháp hoặc công nghệ trong thời đại 4.0 hiện nay. Chúng sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng triệt để đồng thời duy trì tính hiệu quả trong quá trình triển khai giải pháp này.


Zalo

(84) 896 555 247