V-Proud rất vinh dự khi được hỗ trợ doanh nghiệp FDI sản xuất linh kiện ô tô hàng đầu Hàn Quốc tại miền Bắc. Chúng tôi đã mang đến khóa đào tạo GD&T giúp đội ngũ kỹ thuật hiểu sâu hơn, làm việc hiệu quả hơn và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường quốc tế.
Thiết kế ngược bằng máy quét 3D laser là giải pháp công nghệ cao giúp tái tạo, cải tiến các bộ phận công nghiệp với độ chính xác vượt trội. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về quy trình thiết kế ngược, từ các bước cơ bản đến việc ứng dụng mô hình CAD, đặc biệt hữu ích cho các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất ôtô, hàng không và công nghiệp.
"Không khí triển lãm VIMEXPO2024 đang nóng lên từng ngày! V-PROUD đã sẵn sàng để mang đến những trải nghiệm đo lường đột phá nhất."
Bọt khí nano nitơ nhỏ 100 nm thấm sâu vào thân cá, ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo giúp cá ngừ tươi lâu hơn trong môi trường nước biển lạnh tuần hoàn.
Nhóm 10 nhà khoa học Phân viện nghiên cứu hải sản phía Nam chế tạo thành công "Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay". Sản phẩm do nhóm nghiên cứu làm chủ hoàn toàn công nghệ, đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ thương mại hóa trong thời gian tới.
Hệ thống gồm 3 máy: máy tạo khí nitơ, máy tạo bong bóng nano nitơ và máy tạo bọt khí nano nitơ. 78% khí nitơ trong không khí sẽ được hút và tách ra tỉ lệ 99,9%. Sau quá trình tách, khí nitơ sẽ được "xé nhỏ" thành các phân tử kích thước nhỏ hơn 100 nm.
Những phân tử nhỏ li ti này theo ống dẫn đưa vào hầm chứa cá, trung hòa với nước biển lạnh gồm nước biển độ mặn 35 ‰ và đá lạnh theo tỉ lệ 1:2 tạo thành môi trường độ mặn 25 ‰ tương tự độ mặn của cá. Bọt khí nano nitơ được sinh ra với hiệu ứng hấp thụ sẽ khử toàn bộ oxy hòa tan trong nước. Khi đó hàm lượng oxy hòa tan trong hầm chứa gần như bằng 0. Môi trường không có khí oxy, nhiệt độ thấp từ -1 đến -1,5 độ C khiến các phân tử hiếu khí gần như ngừng hoạt động rất thuận lợi bảo quản cá.
Công nghệ nano nitơ của nhóm nghiên cứu giúp cá ngừ tươi lâu, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Ngoài ra, bọt khí nano nitơ với kích thước siêu nhỏ thấm sâu vào bên trong thịt cá, cô lập oxy, ngăn quá trình oxy hóa chất béo từ bề mặt ngoài và bên trong cơ thể cá, giúp cá giữ độ tươi lâu hơn trong quá trình bảo quản.
Toàn bộ hệ thống hoạt động bằng nguồn điện xoay chiều 220V, công suất tiêu thụ 1.500W. Máy chỉ chạy khoảng 3 giờ trước khi cho cá vào và cứ 4 ngày chạy trong 1 giờ để duy trì hoạt động nên mức tiêu thụ điện thấp.
Theo kỹ sư Trần Xuân Lâm, thành viên nhóm nghiên cứu, với cách bảo quản truyền thống bằng đá lạnh, phải mất 73 giờ nhiệt độ thân cá mới về 0 độ C. Nhưng với việc sử dụng dung dịch nano nitơ, thân nhiệt cá sẽ về 0 độ C chỉ sau 22 giờ, nhanh hơn gấp 3 lần. Cá được bảo quản theo công nghệ mới lên tới hơn 1 tháng nhưng vẫn giữ được độ tươi, trọng lượng, chất lượng thịt cá.
Yếu tố khác quyết định việc bảo quản cá tươi lâu theo kỹ sư Lâm là cách sơ chế cá sau khi đánh bắt. Mọi công đoạn như chọc não, phá tủy, xả máu, lấy nội tạng, rửa sạch cá... phải được thực hiện rất nhanh, từ 3 đến 5 phút sau đó đưa vào hầm bảo quản.
Hiện, công nghệ bảo quản cá bằng bọt khí nano nitơ được nhóm nghiên cứu thử nghiệm tại 10 tàu câu cá của ngư dân xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Ngư dân rất ủng hộ vì trước đây sản lượng đánh bắt chỉ 5 đến 10% đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, nay tỉ lệ cá đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tăng lên 73%. Hồi tháng 11/2019, ngư dân xã Tam Quan đã bán 37 con cá ngừ đại dương (khoảng 2 tấn) cho một doanh nghiệp Thái Lan, để xuất sang Nhật Bản.
Công nghệ bảo quản cá bằng nano nitơ phù hợp với các loại tàu gỗ dài trên 15 m, có hầm chứa khoảng 2m3, chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương, cá ngừ sọc dưa có trọng lượng từ 30kg đến trên 50kg. Giá thành sản phẩm dự kiến khoảng 80 triệu đồng, thấp hơn các máy ngoại nhập.
Nguồn: khoahoc.tv
(84) 896 555 247